ICU & ED
For Doctors and Nurses
GUSS (Gugging Swallowing Screen)
Đăng nhập
TÌM KIẾM

GUSS (Gugging Swallowing Screen)

Nghiệm pháp đánh giá rối loạn nuốt tại giường cho người bệnh tai biến mạch máu não
 cập nhật: 23/11/2022
Chia sẻ
×

Chia sẻ


Tiêu chí Điểm
Thử nghiệm gián tiếp (thăm dò bước đầu) Người bệnh phải đạt điểm tối đa là 5 điểm trong thăm dò bước đầu này mới đủ điều kiện tiếp tục các thử nghiệm trực tiếp khác
1
1
1
1
1
❶ Thử nghiệm nuốt THỨC ĂN ĐẶC (SỆT) trực tiếp
0
1
2
✔ Đánh giá sau thử nghiệm nuốt thức ăn đặc
1
1
1
❷ Thử nghiệm nuốt THỨC ĂN LỎNG trực tiếp Phải đạt đủ 5 điểm ở bước đánh giá nuốt thức ăn đặc (sệt) mới thực hiện tiếp bước này
0
1
2
✔ Đánh giá sau thử nghiệm nuốt thức ăn lỏng
1
1
1
❸ Thử nghiệm nuốt THỨC ĂN RẮN trực tiếp Phải đạt đủ 5 điểm ở bước đánh giá nuốt thức ăn lỏng mới thực hiện tiếp bước này
0
1
2
✔ Đánh giá sau thử nghiệm nuốt thức ăn rắn
1
1
1
Tổng điểm

GIỚI THIỆU
Tầm soát chức năng nuốt thực hiện cho tất cả người bệnh thiếu máu não hay xuất huyết não trước khi cho ăn, uống nước hay thuốc. Không áp dụng cho người bệnh có Glasgow ≤ 11 điểm hoặc tiền sử có bệnh lý gây rối loạn nuốt.
Tổng điểm Ý nghĩa
0-9 Khó nuốt nặng
10-14 Khó nuốt trung bình
15-19 Khó nuốt nhẹ
20 Nuốt bình thường
Dừng ngay việc đánh giá nếu bệnh nhân có bất kỳ một trong các dấu hiệu rối loạn nuốt sau:
  1. Ho và/hoặc giảm hoặc mất khả năng làm sạch khoang miệng (chủ động).
  2. Nuốt nước khó khăn hoặc không thể thực hiện được.
  3. Chảy nước dãi bên khóe miệng hoặc chảy dãi liên tục.
  4. Thay đổi giọng nói sau khi nuốt hoặc giọng nói bất thường liên tục,

Rối loạn nuốt thường đi kèm các rối loạn thần kinh, nguyên nhân rối loạn nuốt hay gặp nhất là đột quỵ não (25% - 40% trường hợp). Hít phải dị vật vào phổi là biến chứng nặng nề nhất của những trường hợp không kiểm soát được rối loạn nuốt, làm tăng nguy cơ viêm phổi do hít gấp 3,17 lần. Phát hiện sớm rối loạn nuốt ở người bệnh đột quỵ não không những làm giảm nguy cơ gây viêm phổi do hít mà còn giảm nguy cơ suy dinh dưỡng, giảm thời gian nằm viện, giảm chi phí điều trị và giảm tỷ lệ tử vong. Sàng lọc rối loạn nuốt ở người bệnh đột quỵ não cấp là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất để phát hiện và kiểm soát các rối loạn nuốt tại đơn vị đột quỵ não.
  • 01 bác sĩ và 01 điều dưỡng.
  1. 01 máy theo dõi (monitoring) có gắn thiết bị đầu đo SpO2.
  2. Bút xanh, đỏ, thước kẻ.
  3. Huyết áp kế, ống nghe.
  4. Khay chữ nhật, túi nilon.
  5. 2 cốc nước chín (thức ăn lỏng), bột ăn liền (thức ăn đặc), bánh mỳ (thức ăn rắn).
  6. Bát, thìa sạch. 1 khăn bông nhỏ, giấy lau miệng, gạc miếng, găng sạch.
  7. Các dung dịch: dung dịch sát khuẩn tay nhanh, xà phòng rửa tay.
  8. Phiếu ghi kết quả.
  • Điều dưỡng thăm hỏi người bệnh, giới thiệu tên, chức danh của mình.
  • Thông báo, giải thích cho người bệnh những điều cần thiết.
  • Kiểm tra mạch, nhiệt độ, huyết áp.
  • Vệ sinh sạch sẽ rồi lau khô vị trí lắp bộ phận nhận cảm SpO2 (nếu cần thiết).
  • Có kèm theo phiếu theo dõi và chăm sóc người bệnh.
  • Đối chiếu với hồ sơ bệnh án.
  1. Rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang.
  2. Kiểm tra lại dụng cụ và mang đến bên giường người bệnh.
  3. Đặt máy theo dõi (monitoring) vào vị trí thuận lợi, dễ nhìn, chắc chắn.
  4. Để người bệnh ở tư thế thích hợp, an toàn.
  5. Giải thích, động viên người bệnh phối hợp khi tiến hành kỹ thuật.
  6. Kẹp hoặc dán bộ phận nhận cảm (sensor) ở đầu ngón tay, ngón chân, dái tai hoặc bất cứ tổ chức nào được tưới máu mà có thể gắn được.
  7. Quàng khăn bông quanh cổ người, đặt túi nilon nơi thích hợp.
  8. Điều dưỡng sát khuẩn tay, pha bột ăn liền đủ độ sánh, đi găng sạch.
  9. Điều dưỡng tiến hành nghiệm pháp: đánh giá tình trạng nuốt của người bệnh theo thang điểm GUSS (có sự giám sát của bác sĩ).
  10. Bác sĩ và điều dưỡng tổng hợp kết quả vào phiếu đánh giá.
  11. Thu dọn dụng cụ, giúp người bệnh về tư thế thoải mái, rửa tay.
  12. Ghi phiếu theo dõi và chăm sóc.
  13. Ngày giờ thực hiện nghiệm pháp, kết quả đánh giá và chế độ ăn phù hợp cho người bệnh.
  • Theo dõi sát đáp ứng của người bệnh trong suốt quá trình đánh giá.
  • Dừng ngay việc đánh giá nếu người bệnh có một trong bốn dấu hiệu của rối loạn nuốt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. GUSS. Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội
  2. GUSS. Heathvietnam
  3. Sàng lọc GUSS. Y học phục hồi
  4. The Gugging Swallowing Screen (The GUSS Test)
  5. INSTRUCTION on how to use the GUGGING SWALLOWING SCREEN (GUSS)
  6. Dysphagia Bedside Screening for Acute-Stroke Patients
 73 lượt xem VIP

DANH MỤC

Bố cục nội dung


ICU & ED chuyển đổi số !

Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
×

Chia sẻ

Phiên bản miễn phí
Phiên bản VIP