ICU & ED
For Doctors and Nurses
Kháng đông Heparin UFH (không phân đoạn) trong CRRT
Đăng nhập
TÌM KIẾM

Kháng đông Heparin UFH (không phân đoạn) trong CRRT

Lọc máu liên tục (CRRT)
 cập nhật: 6/11/2023
Chia sẻ
×

Chia sẻ

Dùng Camera điện thoại(người nhận) quét mã QR Code




GIỚI THIỆU
Tại sao phải sử dụng thuốc kháng đông ?
  • Khi rút máu ra hệ thống dẫn máu ngoài cơ thể sẽ khởi phát dòng thác đông máu, tạo cục máu đông, gây tắc màng lọc và hệ thống dây lọc, catheter.
  • Thời gian gián đoạn ("down-time") trong quá trình lọc ảnh hưởng đến hiệu quả CRRT và làm gia tăng chi phí điều trị cho bệnh nhân.
Chống đông giúp:
  • Kéo dài thời gian sử dụng màng lọc
  • Tối ưu hóa liều điều trị cần đạt
  • Giảm thiểu mất máu do đông màng, thay dây dẫn máu
  • Giảm thiểu rắc rối trong chăm sóc và giảm nhẹ gánh nặng công việc của điều dưỡng
  • Giảm chi phí cho bệnh nhân và bệnh viện
Trong CRRT, Heparin là thuốc thường được sử dụng nhất do hiệu quả cũng như khả năng kiểm soát, theo dõi tình trạng đông máu. Trong trường hợp quá liều có thể sử dụng thuốc đối kháng đặc hiệu Protamine. 

Mục tiêu duy trì chống đông trong quá trình lọc máu:
  • rAPTT(bệnh/chứng) 1.5 - 2.0 (không quá 2.5)
  • Tương đương APTT khoảng 45 - 60 giây.

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
Bước 1: CHUẨN BỊ
  • Xét nghiệm công thức máu, TQ(PT), TCK(APTT)
  • Priming dây và quả lọc
Bước 2: TIẾN HÀNH CHẠY CRRT
  • Phân tầng nguy cơ chảy máu
  • Bolus và truyền liên tục liều khởi đầu
Bước 3: THEO DÕI TRONG QUÁ TRÌNH CRRT
  • Xét nghiệm aPTT hoặc ACT mỗi 6 giờ
  • Điều chỉnh liều Heparin theo mục tiêu
  • Xét nghiệm TQ, TCK và Tiểu cầu
  • Mục đích: phân tầng nguy cơ chảy máu để quyết định liều bolus và khởi đầu của Heparin
  • Không dùng Heparin khi có chống chỉ định(bên dưới).
  • Pha 5.000 UI cho 1 lít dịch NaCl 0.9% x 2 lần để tráng dây và quả lọc
  • Nếu nguy cơ chảy máu cao, khi kết nối với bệnh nhân, cho dòng trở về thải bỏ phần dịch chứa Heparin còn lại trong hệ thống dây, sau đó STOP rồi kết nối với bệnh nhân.
  • Pha Heparin với NaCL 0.9% hoặc Glucose 5% được tỷ lệ sau pha loãng là 1ml chứa 100 UI Heparin (ví dụ: 1 ml Heparin chứa 5.000 UI trong NaCl 0.9% đủ 50 mL) hoặc 1ml chứa 200 UI Heparin (ví dụ: 2 ml Heparin chứa 10.000 UI trong NaCl 0.9% đủ 50 mL) hoặc tỷ lệ khác..
Liều Bolus và truyền khởi đầu Heparin UFH theo nguy cơ chảy máu
Nguy cơ chảy máu Không có Thấp Cao
APTT(giây) < 40 40 - 60 > 60
INR < 1.5 1.5 - 2.5 > 2.5
Tiểu cầu(x 109/L) > 150 60 - 150 < 60
Liều Heparin Bolus trước màng 2.000 UI 1.000 UI 500 UI
Một số trường hợp nặng không dùng.
Liều Heparin truyền duy trì khởi đầu (UI/kg/giờ) 10 5 Không dùng.
Biện pháp khác thay thế:
- Hòa loãng trước màng 70 - 100%.
- Rửa quả (flushing) mỗi 30 phút đến 2 giờ: tối đa 250 mL.
  • Xét nghiệm aPTT 6 giờ/ lần, điều chỉnh Heparin sao cho aPTT sau màng duy trì ở mức 45 - 55 giây.
  • Xét nghiệm ACT phản ánh chính xác hơn và nhanh hơn aPTT
  • Không có mỗi liên hệ giữa aPTT kéo dài và tăng tuổi thọ màng
  • Chúng tôi nhắm mục tiêu aPTT là 45 giây hoặc aPTTr 1,5 lần bình thường. Nên giảm liều heparin ở những bệnh nhân bị đông máu nội mạch lan tỏa hoặc giảm tiểu cầu. 
Chỉnh liều Heparin UFH theo rAPTT(Bộ Y Tế)
rAPTT
(bệnh/chứng)
Điều chỉnh
< 1.2 Bolus 80 UI/kg, sau đó ↑ 4 UI/kg/giờ
1.2 - 1.5 Bolus 40 UI/kg, sau đó ↑ 2 UI/kg/giờ
1.5 - 2.5 Không thay đổi liều
2.5 - 3.0 ↓ 2 UI/kg/giờ
> 3.0 Ngưng truyền 1 giờ, sau đó ↓ 3 UI/kg/giờ

Một hướng dẫn khác.
Chỉnh liều Heparin UFH theo APTT(theo Raschke)
APTT
(giây)
Điều chỉnh
< 35 Bolus 80 UI/kg, sau đó ↑ 4 UI/kg/giờ
35 - 45 Bolus 40 UI/kg, sau đó ↑ 2 UI/kg/giờ
46 - 70 Không thay đổi liều
71 - 90 ↓ 2 UI/kg/giờ
> 90 Ngưng truyền 1 giờ, sau đó ↓ 3 UI/kg/giờ

Một hướng dẫn khác (Bệnh viện Bạch Mai):
Chỉnh liều Heparin UFH theo aPTT sau màng
aPTT
(giây)
Heparin Bolus
(UI)
Điều chỉnh tốc độ truyền Heparin
>150 -
  • Dừng Heparin trong 1 giờ
  • ↓ 200 UI/giờ
  • Kiểm tra lại aPTT sau 06 giờ
  • Nếu vẫn còn > 150, xem xét dùng Protamine
>100 -
  • Dừng Heparin trong 1 giờ
  • ↓ 200 UI/giờ
  • Kiểm tra lại aPTT sau 06 giờ
80-100 -
  • ↓ 200 UI/giờ
60-80 -
  • ↓ 100 UI/giờ
45-60 -
  • Không thay đổi
40-45 1.000 UI
  • ↑ 200 UI/giờ
30-40 2.000 UI
  • ↑ 400 UI/giờ
< 30 5.000 UI
  • ↑ 400 UI/giờ
  • Nếu làm lại aPTT < 30 giây, xem xét phối hợp chống đông

Một hướng dẫn khác (Bệnh viện Chợ Rẫy):
Chỉnh liều Heparin UFH theo ACT hoặc aPTT(Bệnh viện Chợ Rẫy)
ACT (giây) aPTT (giây) Bolus Ngưng Liều (UI/giờ)
< 140 < 35 1.000 - ↑ 200
140-179 35-45 500 - ↑ 100
180-200 45-60 - - -
201-240 60-75 - - ↓100
>240 >75 - 60 phút ↓200

Các phác đồ có thể thay đổi tùy trung tâm lọc máu.
 
Hướng dẫn của Uptodate:
  • Liều tải: 500 - 1000 UI
  • Duy trì: 500 UI/h
  • Điều chỉnh để tỷ lệ APTT đạt 1.5 lần so với chứng, APTT khoảng 45 giây. (Davenport 2020; Tsujimoto 2020).

  • Hiệu quả chống đông trong thời gian ngắn
  • Thời gian bán thải"half life" ngắn: 1 - 2 giờ (0.5 - 3 giờ)
  • Chất đối kháng: Protamine
  • Tác dụng 1000 lần Antithrombin và ức chế Xa và Trombin IIa
  • TLPT 5 - 30 DKa
  • Chuyển hóa ở gan, bài tiết qua thận
  • Có nhiều kinh nghiệm sử dụng
  • Sử dụng phổ biến
  • Giá rẻ
  • Theo dõi đơn giản (aPTT hoặc ACT)
  • Lựa chọn phù hợp nếu cần kháng đông toàn thân
  • Nguy cơ chảy máu: từ tại chỗ đến toàn thân
  • Không thể dự đoán thời gian bán thải khi có suy thận, suy gan nặng
  • Khó dự đoán tác dụng chống đông nếu Antithrombin thấp, gắn không đặc hiệu vào 1 số protein và thuốc
  • Gây giảm tiểu cầu: HIT type II 2.6% sau 5 ngày sử dụng
  • Khi biến chứng HIT typ II, dễ bị đông máu tuần hoàn ngoài cơ thể
  • Phụ thuộc Antithrombin III
  • Hiệu quả kéo dài thời gian sống của quả lọc thay đổi (trung bình 20 - 24 giờ)
  • aPTT không đáng tin cậy trong tiên đoán chảy máu.
  • Gặp ở 1/2 bệnh nhân bị giảm tiểu cầu type II.
  • Xuất hiện sau dùng Heparin 4 - 10 ngày
  • Tiểu cầu giảm > 50%
  • Phải dừng Heparin
  • PT % thấp, INR cao (> 2.0)
  • aPTT > 60 giây
  • Giảm tiểu cầu nặng < 50 .000 /mm3
  • Chảy máu đang tiếp diễn
  • Nguy cơ chảy máu cao: chấn thương sọ não, vừa phẫu thuật (trong vòng 24 giờ sau phẫu thuật lớn),.
  • HIT
Tỷ lệ biến chứng liên quan đến Heparin từ 5 - 30 % (Morabito. Clin J Am Soc Nephrol, 2014).
  • Xuất huyết (13.9% theo nghiên cứu tại Việt Nam 2012)
  • Giảm tiểu cầu do Heparin (12.8% theo nghiên cứu tại Việt Nam 2012)
  • Đề kháng Heparin
  • Tăng Triglycerid máu, loãng xương,..

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Bản tin Dược Lâm Sàng năm 2021 - Quý 3.
  2. Chống đông trong lọc máu liên tục.TS.BS. Lê Thị Diễm Tuyết. Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam
  3. Chống đông cho bệnh nhân COVID-19: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 (Ban hành kèm theo Quyết định số 4689/QĐ-BYT ngày 06 tháng 10 năm 2021 của Bộ Y tế)
  4. Chống đông trong CRRT. Lê Thị Mỹ Duyên. Lọc máu liên tục. Vũ Đình Thắng, Cao Hòa Tuấn Anh, Vũ Anh Khoa. NXB Y Học 2013
  5. Anticoagulation for continuous kidney replacement therapy. Uptodate. Topic 16855 Version 26.0
  6. Heparin (unfractionated): Drug information. Uptodate. Topic 8518 Version 487.0
  7. Sử dụng chống đông trong lọc máu. QTKT HSCC - CĐ. Bộ Y Tế 2014. Trang 675
  8. Sử dụng thuốc chống đông trong lọc máu liên tục. Bệnh viện Bạch Mai
  9. Kháng đôgn trong lọc máu liên tục. Bs Huỳnh Thị Thu Hiền, Bs Huỳnh Quang Đại. Khoa HSCC, BV Chợ Rẫy. Bộ môn HSCC-CĐ, ĐHYD TP. HCM
TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Bản tin Dược Lâm Sàng năm 2021 - Quý 3.
  2. Chống đông trong lọc máu liên tục.TS.BS. Lê Thị Diễm Tuyết. Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam
  3. Chống đông cho bệnh nhân COVID-19: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 (Ban hành kèm theo Quyết định số 4689/QĐ-BYT ngày 06 tháng 10 năm 2021 của Bộ Y tế)
  4. Chống đông trong CRRT. Lê Thị Mỹ Duyên. Lọc máu liên tục. Vũ Đình Thắng, Cao Hòa Tuấn Anh, Vũ Anh Khoa. NXB Y Học 2013
  5. Anticoagulation for continuous kidney replacement therapy. Uptodate. Topic 16855 Version 26.0
  6. Heparin (unfractionated): Drug information. Uptodate. Topic 8518 Version 487.0
  7. Sử dụng chống đông trong lọc máu. QTKT HSCC - CĐ. Bộ Y Tế 2014. Trang 675
  8. Sử dụng thuốc chống đông trong lọc máu liên tục. Bệnh viện Bạch Mai
  9. Kháng đôgn trong lọc máu liên tục. Bs Huỳnh Thị Thu Hiền, Bs Huỳnh Quang Đại. Khoa HSCC, BV Chợ Rẫy. Bộ môn HSCC-CĐ, ĐHYD TP. HCM
 459 lượt sử dụng

DANH MỤC


ICU & ED chuyển đổi số !

Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
×

Kích vào đây để tải về

Chia sẻ

Dùng Camera điện thoại quét mã QR Code