ICU & ED
For Doctors and Nurses
Vắc xin MENACTRA
Đăng nhập
TÌM KIẾM

Vắc xin MENACTRA

Vắc xin phòng não mô cầu tuýp A, C, Y W-135
 cập nhật: 27/12/2023
Chia sẻ
×

Chia sẻ

Dùng Camera điện thoại(người nhận) quét mã QR Code




GIỚI THIỆU
Vắc xin Menactra được chỉ định để tạo miễn dịch chủ động cơ bản và nhắc lại phòng bệnh xâm lấn do N.meningitidis (vi khuẩn não mô cầu) các nhóm huyết thanh A, C, Y, W-135 gây ra, như: viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi…
  • Hãng sản xuất: Sanofi Pasteur (Pháp)
  • Nước sản xuất: Mỹ
  • Thành phần: Polysaccharide não mô cầu (nhóm A, C, Y , W-135) đơn giá cộng hợp, mỗi loại 4 pg; Protein giải độc tố bạch hầu 48 pg.
  • Đóng gói: Hộp 1 lọ, 1 liều vắc xin.

  • Vắc xin Menactra được sản xuất bởi hãng vắc xin hàng đầu thế giới – Sanofi Pasteur (Pháp). Được sản xuất tại Mỹ.
  • Menactra được chỉ định tiêm bắp, tốt nhất là ở trẻ < 2 tuổi vùng mặt trước – ngoài của đùi hoặc vùng cơ Delta ở cánh tay, từ 2 tuổi trở lên vùng cơ Delta ở cánh tay.
  • Không được tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm trong da & dưới da đối với vắc xin Menactra.
  • Vắc xin Menactra (Mỹ) được chỉ định tiêm cho trẻ từ 9 tháng đến 55 tuổi (trước sinh nhật lần thứ 56) phòng bệnh viêm màng não mô cầu ACYW do các nhóm huyết thanh A,C,Y, W-135 gây ra.
  • Người đã bị phản ứng quá mẫn toàn thân với bất cứ thành phần của vắc xin, hoặc sau một lần tiêm vắc xin này hoặc một vắc xin chứa cùng một thành phần trước đây.
  • Người được chẩn đoán mắc hội chứng Guillain-Barré (GBS) nhạy cảm bất thường, liệt có thể tăng nguy cơ bị GBS sau khi tiêm Menactra. Cần lưu ý lợi ích và nguy cơ tiềm tàng khi quyết định sử dụng vắc xin.
  • Người đang sốt, nhiễm khuẩn cấp tính, dị ứng đang tiến triển.
  • Hiếm khi có phản ứng dị ứng nhưng cần ngưng liều thứ 2 nếu liều 1 có dấu hiệu dị ứng.
  • Rất thận trọng khi tiêm vắc xin viêm màng não mô cầu Menactra cho phụ nữ có thai, cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ hoặc trong trường hợp thật cần thiết.
  • Luôn có sẵn thiết bị và phác đồ phòng sốc phản vệ.
  • Bệnh nhân suy giảm miễn dịch, thiếu hụt bổ thể hoặc đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch có thể không đáp miễn dịch đầy đủ với vắc xin.
  • Như tất cả các vắc xin dùng đường tiêm khác, phải thận trọng khi sử dụng vắc xin này cho người bị giảm tiểu cầu hay bị rối loạn đông máu vì có thể bị chảy máu sau khi tiêm bắp.
Các phản ứng bất lợi toàn thân và tại chỗ trong dự kiến thường được báo cáo trong vòng 7 ngày sau khi tiêm chủng.
  • Trẻ từ 9 tháng đến 12 tháng tuổi: Nhạy chỗ tiêm (đau, nổi ban đỏ hoặc sưng nhẹ – những triệu chứng này thường biến mất sau 72 giờ) và cáu kỉnh.
  • Trẻ từ 2 đến 10 tuổi: Đau tại vị trí tiêm và cáu kỉnh. Tiêu chảy, ngủ gà và chán ăn cũng thường xảy ra. 
  • Thanh thiếu niên từ 11 đến 18 tuổi & các đối tượng trưởng thành từ 18 đến 55 tuổi: Đau tại vị trí tiêm, đau đầu và mệt mỏi.
Khi tiêm vắc xin Menactra cần lưu ý gì không ?
Quý khách lưu ý một số khoảng cách giữa vắc xin Menactra với các vắc xin sau:
  • Vắc xin 6in1/5in1/4in1/DPT: tiêm chung cùng ngày hoặc nếu tiêm 6in1/5in1/4in1/DPT trước thì nên cách 6 tháng sau mới tiêm Menactra. Nếu tiêm Menactra trước thì không giới hạn thời gian tiêm vắc xin 6in1/5in1/4in1/DPT.
  • Tiêm vắc xin VA-Mengoc-BC: nên cách 2 tháng.
  • Tiêm phế cầu Prevenar 13: nên cách 1 tháng, nên hoàn tất lịch tiêm Prevenar 13 trước khi tiêm Menactra.
  • Không nên tiêm cùng ngày với vắc xin thương hàn Typhim (Pháp) (đối với trẻ em dưới 18 tuổi).
Vắc xin Menactra và vắc xin não mô cầu BC cách nhau thế nào ?
Nếu trẻ từ 6 tháng – 9 tháng tuổi:
  • Khuyến cáo tiêm VA-Mengoc BC trước.
  • Sau khi tiêm đủ 2 mũi vắc xin VA-Mengoc BC, khuyến cáo tiêm vắc xin Menactra.
  • Khoảng cách tối thiểu giữa VA-Mengoc BC và Menactra là 2 tháng (trường hợp bất khả kháng có thể tiêm xen kẽ).
Nếu trẻ từ tròn 9 tháng tuổi trở lên và chưa từng tiêm vắc xin VA-Mengoc BC trước đây:
  • Khuyến cáo tiêm vắc xin Menactra trước.
  • Sau khi tiêm đủ 2 mũi Menactra mới tư vấn VA-Mengoc BC.
  • Khoảng cách tối thiểu giữa VA-Mengoc BC và Menactra là 2 tháng (trường hợp bất khả kháng có thể tiêm xen kẽ).
Vắc xin Menactra và vắc xin chứa thành phần Bạch hầu, ho gà, uốn ván là 6in1, 5in1, 4in1, 3in1 (của Tiêm chủng mở rộng) cách nhau thế nào ?
  • Tiêm cùng lúc hoặc tiêm Menactra trước (không giới hạn thời gian so với mũi cách vắc xin đề cập phía trên).
  • Nếu đã tiêm các vắc xin đề cập phía trên trước, nên cách Menactra khoảng cách 6 tháng
Khoảng cách giữa vắc xin Menactra và vắc xin Prevenar 13 là bao lâu ?
  • Không tiêm cùng lúc vắc xin Menactra và Prevenar 13.
  • Khoảng cách tối thiểu giữa Menactra và Prevenar 13 nên là 4 tuần.
Vắc xin Menactra và vắc xin não mô cầu AC cách nhau bao lâu ?
  • Người đã từng sử dụng vắc xin não mô cầu AC có thể chỉ định tiêm Menactra.
  • Mũi tiêm Menactra cách mũi cuối của vắc xin não mô cầu AC tối thiểu 2 tháng.
Vắc xin Menactra và vắc xin thương Hàn Typhim (Pháp) là bao lâu ?
  • Không nên tiêm Menactra cùng ngày với vắc xin Thương hàn Typhim VI (đối với trẻ em dưới 18 tuổi).
Sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh Menactra, trẻ thường gặp những phản ứng nhẹ, không kéo dài và không cần điều trị đặc biệt. Đó là sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Cụ thể như sau:
  • Tại chỗ tiêm: đau, sưng, đỏ tại vị trí tiêm 
  • Toàn thân: ngủ gà, cáu kỉnh, nhức đầu, mệt mỏi, tiêu chảy, chán ăn. Các triệu chứng thường nhẹ và thoáng qua.
Các phản ứng sau tiêm có thể gặp trong vòng 7 ngày sau tiêm chủng
  • Vắc xin được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 độ C đến 8 độ C.
  • Không được đông băng.

  • Trẻ từ 9 tháng đến dưới 24 tháng: 2 liều cách nhau ít nhất 3 tháng.
  • Trẻ em từ 2 tuổi đến 55 tuổi (trước sinh nhật lần thứ 56): 1 liều duy nhất.
  • Nhắc lại: 15 - 55 tuổi: có nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn não mô cầu, cách liều trước đây cùng thành phần đã tiêm ít nhất 4 năm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Vắc xin MENACTRA (Mỹ) phòng bệnh viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết và viêm phổi do não mô cầu khuẩn tuýp A,C,Y,W-135. VNVC
  2. Những điều cần biết về vắc-xin viêm não mô cầu Menactra và Mengoc BC
  3. MENACTRA (MỸ). Vắc xin Đồng Nai
 16 lượt sử dụng

DANH MỤC


ICU & ED chuyển đổi số !

Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
×

Kích vào đây để tải về

Chia sẻ

Dùng Camera điện thoại quét mã QR Code