Vắc xin MVVAC
Vắc xin Sởi đơn giá Chia sẻ

GIỚI THIỆU
Vắc xin MVVAC tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh sởi cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên và người chưa có kháng thể sởi.
- Hãng sản xuất: Polyvax
- Nước sản xuất: Việt Nam
- Thành phần chính: Virus Sởi sống, giảm độc lực chủng AIK-C 10003 PFU trong 0,5mL.
- Đóng gói: Một hộp chứa 10 lọ. Mỗi lọ 10 liều vắc xin. Một hộp nước pha tiêm chứa 10 lọ. Mỗi lọ chứa 6 mL nước pha tiêm.
- Vắc xin MVVAC được nghiên cứu và sản xuất bởi Polyvac – Việt Nam.
- Vắc xin MVVAC chỉ được tiêm dưới da, không được tiêm tĩnh mạch.
- Trẻ < 2 tuổi: tiêm tại vị trí mặt trước bên của đùi hoặc cơ Delta ở cánh tay.
- Trẻ từ 2 tuổi trở lên và người lớn: vùng cơ Delta ở cánh tay.
- Vắc xin Sởi được chỉ định để gây miễn dịch chủ động phòng bệnh Sởi. Đối tượng chỉ định là trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên và người chưa có kháng thể sởi.
- Trường hợp mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của vắc xin.
- Phụ nữ có thai.
- Trường hợp bị nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp, mắc bệnh lao tiến triển chưa được điều trị hay suy giảm miễn dịch (trừ trẻ em bị HIV).
- Người bị bệnh ác tính
- Cần thận trọng đối với những trường hợp có tiền sử sốt cao, dị ứng, co giật, tổn thương não, giảm tiểu cầu;
- Không nên tiêm vắc xin trong trường hợp đang sốt hay đang trong quá trình điều trị có ảnh hưởng đến hệ miễn dịch (như dùng thuốc, truyền màu, hay các chế phẩm từ máu…).
- Chỉ tiêm vắc xin cho trẻ khi đã hết sốt ít nhất là 3 ngày và sau khi kết thúc điều trị ảnh hưởng đến hệ miễn dịch tối thiểu là 4 tuần.
- Không thấy xuất hiện phản ứng phụ nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin sởi MVVAC.
- Những phản ứng phụ có thể gặp là đau, sưng và ban đỏ tại chỗ tiêm. Phản ứng này thường là nhẹ và sẽ hết sau khi tiêm 1-2 ngày.
- Những phản ứng toàn thân như sốt, ban, ho và sổ mũi cũng có thể xảy ra ở một vài trẻ em và thường kéo dài từ 1 đến 3 ngày rồi tự khỏi mà không cần điều trị.
- Có xuất hiện trường hợp tiêu chảy nhẹ nhưng chưa đủ bằng chứng kết luận nguyên nhân là do vắc xin.
- Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn khi sử dụng vắc xin.
- Lọ vắc xin sởi dạng đông khô được bảo quản ở khoảng nhiệt độ ≤ 8 độ C và tránh ánh sáng.
- Lọ nước pha tiêm được nên bảo quản nhiệt độ dưới 2 - 8 oC, không được làm đông băng.
- Lọ vắc xin sau khi pha hồi chỉnh bằng nước pha tiêm sẽ được bảo quản ở nhiệt độ 2 độ C đến 8 độ C và chỉ sử dụng trong vòng 6 giờ.
- Người được tiêm cần lưu ý trong vòng 1 tháng gần nhất không tiêm các vắc xin sống giảm độc lực.
- Thông thường, các bác sĩ khuyến cáo tiêm vắc xin này cách nhau khoảng 2 tuần với các vắc xin khác, trừ các vắc xin sống giảm độc lực thì cần tiêm cách vắc xin sởi ít nhất là 1 tháng.
- Trước khi tiêm các bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định mũi tiêm phù hợp cho khách hàng.
Sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh sởi, trẻ hay gặp những phản ứng nhẹ, không kéo dài và không cần điều trị đặc biệt. Đó là sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Cụ thể như sau:
- Tại chỗ tiêm: đau, đỏ, sưng
- Toàn thân: Sốt, ban, ho và sổ mũi Các triệu chứng này thường kéo dài từ 1 đến 3 ngày rồi tự khỏi mà không cần điều trị.
- Không nên tiêm vắc xin khi đang dùng các thuốc gây ức chế miễn dịch. Nếu dùng các thuốc này trong thời gian dài và với liều cao thì nên đợi ít nhất sau 6 tháng rồi mới tiêm vắc xin.
- Trường hợp truyền máu hay các sản phẩm gamma globulin nếu chứa kháng thể Sởi sẽ làm giảm tác dụng của vắc xin này.
- Phản ứng Tubeculin có thể bị giảm đi 1 tháng sau khi tiêm vắc xin.
- Vắc xin Sởi có thể tiêm cùng với vắc xin Quai bị, Rubella mà không làm ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch của các vắc xin này.
- Một số vắc xin sống, giảm độc lực khác (như vắc xin OPV, đậu mùa, BCG... ) có thể ảnh hưởng đến hiệu quả miễn dịch của vắc xin Sởi. Do vậy, khi đã tiêm những vắc xin trên thì phải đợi ít nhất sau 4 tuần rồi mới tiêm vắc xin Sởi.
Liều tiêm: 0,5 mL/liều.
Lịch tiêm: liều đầu tiên cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên và liều thứ hai nhắc lại theo lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng. Với người lớn có thể tiêm vắc xin ở mọi lứa tuổi.
Phác đồ 1(khuyến cáo trong chương trình tiêm chủng mở rộng):
- Mũi 1: trẻ 9 tháng tuổi (khi có dịch Sởi: tiêm từ lúc 6 tháng tuổi).
- Mũi 2: trẻ 18 tháng tuổi (15 - 18 tháng tuổi, cách mũi đơn MVVAC ít nhất 6 tháng), hoặc vắc xin có thành phần Sởi (Sởi - Quai Bị - Rubella trong vắc xin MMR) trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Phác đồ 2:
- Mũi 1: khi trẻ đến tiêm từ 9 đến < 12 tháng tuổi.
- Mũi 2: MMR (mũi 1): ít nhất 3 tháng sau mũi sởi đơn MVVAC
- Mũi 3: MMR (mũi 2): ít nhất 3 năm sau mũi MMR (mũi 1).
- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ tiêm được khử trùng đạt tiêu chuẩn.
- Trước khi hồi chỉnh vắc xin, phải lau sạch nắp lọ và bề mặt lọ vắc xin bằng cồn để sát trùng.
- Dùng bơm tiêm 10mL hút 5,5mL nước pha tiêm, bơm vào lọ vắc xin, lắc đều cho đến khi vắc xin tan hoàn toàn. Kiểm tra bằng mắt để đảm bảo dung dịch vắc xin không có cặn, vẩn đục hay dị vật.
- Dùng bơm tiêm 1mL lấy đủ 0,5 mL vắc xin để tiêm 1 liều.
- Cách tiêm dưới da tuân theo đúng hướng dẫn của chương trình tiêm chủng mở rộng.
- Chú ý trong quá trình thao tác, không để nhiễm bẩn vào dụng cụ và phải thay đổi kim tiêm, bơm tiêm cho mỗi người.