Dabigatran (Pradaxa, APO-Dabigatran)
Thuốc kháng đông đường uống trực tiếp(DOAC), ức chế trực tiếp Thombin Chia sẻ
- GIỚI THIỆU
- CẢNH BÁO
- Biến cố huyết khối
- Tụ máu cột sống/ngoài màng cứng
- LIỀU LƯỢNG Ở NGƯỜI LỚN
- Rung nhĩ/ cuồng nhĩ
- Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch
- Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) và/ hoặc thuyên tắc phổi (PE)
- Dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch trong phẫu thuật thay khớp háng toàn phần hoặc khớp gối toàn phần (thuốc thay thế)
- Phẫu thuật thay khớp háng toàn phần
- Phẫu thuật thay khớp gối toàn phần (sử dụng ngoài nhãn)
- Ở bệnh nhân suy thận
- Rung nhĩ/ cuồng nhĩ
- Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) và/hoặc thuyên tắc phổi (PE)
- Dự phòng huyết khối tĩnh mạch
- Khuyến cáo bổ sung
- Ở bệnh nhân suy gan
- Béo phì
- Bệnh nhân lớn tuổi
- Chuyển đổi giữa các thuốc chống đông máu
- Chuyển từ thuốc chống đông máu khác sang Dabigatran (dạng viên nang)
- Chuyển từ Dabigatran (dạng viên nang) sang thuốc chống đông máu khác
- LIỀU LƯỢNG TRONG NHI KHOA
- Điều trị và phòng ngừa biến cố thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch
- Viên dạng hạt (pellets), uống
- Viên nang (capsules)
- Chuyển đổi giữa các thuốc chống đông
- Chuyển từ thuốc chống đông đường uống hoặc tiêm sang Dabigatran
- Chuyển từ Dabigatran sang thuốc chống đông máu khác
- Dabigatran trong bối cảnh chu phẫu
- Chỉnh liều đối với độc tính
- Suy thận
- Suy gan
- CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- CẢNH BÁO, THẬN TRỌNG
- Tác dụng phụ
- Bệnh lý liên quan
- Điều trị đồng thời với thuốc khác
- Quần thể đặc biệt
- Dạng bào chế
- Các vấn đề khác
- TÀI LIỆU THAM KHẢO
GIỚI THIỆU
Dạng bào chế:
- Viên nang, đường uống: 75 mg, 110 mg, 150 mg
- Gói, uống: 20 mg, 30 mg, 40 mg, 50 mg, 110 mg, 150 mg
Cảnh báo trong đóng hộp ở Mỹ
Ngừng dabigatran sớm làm tăng nguy cơ biến cố huyết khối. Nếu ngừng sử dụng thuốc chống đông máu dabigatran vì một lý do khác ngoài chảy máu bệnh lý hoặc do hoàn thành một đợt điều trị, hãy cân nhắc sử dụng thuốc chống đông máu khác.
- Tụ máu ngoài màng cứng hoặc cột sống có thể xảy ra ở những bệnh nhân được điều trị bằng dabigatran đang được gây tê trục thần kinh hoặc đang được chọc dò tủy sống. Những khối máu tụ này có thể dẫn đến liệt lâu dài hoặc vĩnh viễn. Hãy xem xét những rủi ro này khi lên lịch cho bệnh nhân thực hiện các thủ thuật cột sống. Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển khối máu tụ ngoài màng cứng hoặc cột sống ở những bệnh nhân này bao gồm việc sử dụng ống thông(catheter) ngoài màng cứng; sử dụng đồng thời các loại thuốc khác ảnh hưởng đến cầm máu, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc ức chế tiểu cầu hoặc thuốc chống đông máu khác; tiền sử chấn thương hoặc chọc dò màng cứng hoặc cột sống lặp đi lặp lại; tiền sử biến dạng cột sống hoặc phẫu thuật cột sống; thời điểm tối ưu giữa việc sử dụng dabigatran và các thủ thuật trục thần kinh vẫn chưa được biết.
- Theo dõi bệnh nhân thường xuyên để phát hiện các dấu hiệu và triệu chứng suy giảm thần kinh. Nếu ghi nhận tổn thương thần kinh, cần phải điều trị khẩn cấp.
- Xem xét lợi ích và rủi ro trước khi can thiệp trục thần kinh ở bệnh nhân được chống đông hoặc sẽ được chống đông.
Dùng để giảm nguy cơ đột quỵ và thuyên tắc hệ thống ở bệnh nhân rung nhĩ hoặc cuồng nhĩ và không có tiền sử hẹp van hai lá từ trung bình đến nặng hoặc thay van cơ học.
- Viên nang uống: 150 mg x 2 lần/ngày.
- Lưu ý: những bệnh nhân đặc biệt lo ngại về nguy cơ chảy máu hoặc những bệnh nhân được đánh giá là có nguy cơ chảy máu cao hơn, có thể được coi là ứng cử viên cho chế độ liều thấp 110 mg x 2 lần/ngày. (Xem thêm: Rung nhĩ, thuốc chống đông đường uống không kháng Vitamin K[NOAC]).
- Viên nang uống: 110 mg hoặc 150 mg hai lần mỗi ngày; liều dabigatran phụ thuộc vào các yếu tố nguy cơ huyết khối và chảy máu cụ thể của từng bệnh nhân; điều trị bằng phác đồ chống huyết khối thích hợp bao gồm clopidogrel (thuốc ức chế P2Y12 được ưu tiên trong tình huống này) có hoặc không có aspirin, tùy thuộc vào nguy cơ huyết khối và chảy máu, và thời gian kể từ khi can thiệp mạch vành qua da (PCI). Khuyến cáo ngừng dùng aspirin từ 1 đến 4 tuần sau PCI và tiếp tục dùng dabigatran và clopidogrel (Xem thêm: Can thiệp mạch vành thì đầu).
Lưu ý: Dabigatran chưa được nghiên cứu ở bệnh nhân ung thư đang hoạt động; một loại thuốc chống đông máu khác có thể thích hợp hơn(Xem thêm: Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ở bệnh nhân ung thư).
Sau ít nhất 5 ngày điều trị ban đầu bằng thuốc chống đông đường tiêm, chuyển sang dùng dabigatran ở những bệnh nhân có huyết động ổn định:
- Viên nang uống: 150 mg x 2 lần mỗi ngày.
- Thời gian điều trị tối ưu chưa được xác định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như sự xuất hiện của các biến cố kích thích, các yếu tố nguy cơ tái phát và chảy máu của bệnh nhân cũng như sở thích của từng cá nhân.
- Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch có yếu tố khởi kích: 3 tháng (với điều kiện yếu tố khởi kích gây nên không còn nữa).
- Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch vô căn hoặc thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch có yếu tố khởi kích có nguy cơ dai dẳng: ≥ 3 tháng tùy thuộc vào nguy cơ tái phát và chảy máu do thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (VTE).
- Lưu ý: Tất cả các bệnh nhân đang điều trị thuốc chống đông máu vô thời hạn mà không có ngày dừng cụ thể nên được đánh giá lại theo định kỳ.
Viên nang uống:
- Bắt đầu: 110 mg dùng từ 1 đến 4 giờ sau khi hoàn thành phẫu thuật và cầm máu hoặc khi dabigatran không được bắt đầu vào ngày phẫu thuật, cho liều ban đầu 220 mg sau khi cầm máu đã đạt được;
- Sau đó tiếp tục dùng liều duy trì 220 mg mỗi ngày một lần trong tối thiểu 10 đến 14 ngày.
- Thời gian điều trị dự phòng tối ưu chưa được biết nhưng thường được dùng trong tối thiểu 10 đến 14 ngày và có thể kéo dài đến 35 ngày; một số chuyên gia đề xuất khoảng thời gian cao hơn (30 ngày) cho phẫu thuật tạo hình khớp háng toàn phần.
Viên nang uống:
- Ban đầu: 110 mg dùng từ 1 đến 4 giờ sau khi hoàn thành phẫu thuật và cầm máu hoặc khi dabigatran không được bắt đầu vào ngày phẫu thuật, cho liều ban đầu 220 mg sau khi cầm máu đã đạt được;
- Sau đó tiếp tục duy trì liều 220 mg một lần mỗi ngày trong tối thiểu 10 đến 14 ngày; có thể được gia hạn lên tới 35 ngày.
- Thời gian điều trị dự phòng tối ưu chưa được biết. Một số chuyên gia đề xuất khoảng thời gian ở mức thấp nhất trong khoảng (10 đến 14 ngày) đối với phẫu thuật thay khớp gối toàn phần.
Áp dụng cho dạng viên nang dành cho người lớn và theo công thức Cockcroft-Gault.
- CrCl > 30 mL/phút: không cần chỉnh liều
- CrCl 15-30 mL/phút: viên nang uống 75 mg x 2 lần/ngày. Một số chuyên gia cho rằng Dabigatran chống chỉ định ở bệnh nhân suy thận nặng (CrCl ≤ 30 mL/phút).
- CrCl < 15 mL/phút: tránh sử dụng.
- Chạy thận nhân tạo, ngắt quãng (3 lần/tuần): tránh sử dụng. Sử dụng có liên quan đến việc tăng nguy cơ chảy máu nặng.
- Thẩm phân phúc mạc: tránh sử dụng.
- CrCl > 30 mL/phút: không chỉnh liều.
- CrCl ≤ 30 mL/phút: tránh sử dụng. Không có dữ liệu lâm sàng vì bệnh nhân có CrCl ≤ 30 mL/phút bị loại khỏi các thử nghiệm lâm sàng.
- Chạy thận nhân tạo/ thẩm phâm phúc mạc: tránh sử dụng.
- CrCl > 30 mL/phút: không chỉnh liều.
- CrCl ≤ 30 mL/phút: tránh sử dụng. Bệnh nhân có CrCl < 30 mL/phút bị loại khỏi các thử nghiệm lâm sàng.
- Chạy thận nhân tạo/ thẩm phâm phúc mạc: tránh sử dụng.
- Bệnh nhân cao tuổi ≥ 65 tuổi: CrCl <30 mL/phút: Tránh sử dụng ở người lớn tuổi có CrCl < 30 mL/phút do thiếu bằng chứng về hiệu quả và độ an toàn
- Các thử nghiệm lâm sàng được sử dụng để hỗ trợ các chỉ định được FDA chấp thuận đã loại trừ những bệnh nhân có kiểm tra chức năng gan(LFT) > 2 lần giới hạn trên bình thường(ULN). Dabigatran được chuyển hóa ở mức tối thiểu ở gan (~20%) và không thấy sự khác biệt về AUC hoặc Cmax trong một nghiên cứu dược động học dùng liều duy nhất so sánh nhóm đối chứng khỏe mạnh với bệnh nhân suy gan trung bình (Child-Turcotte-Pugh loại B).
- Các hướng dẫn đều không chỉnh liều ở bệnh nhân suy gan.
- Nói chung, không nên sử dụng Dabigatran ở bệnh nhân suy gan và có số lượng tiểu cầu < 50.000/mm3, giãn tĩnh mạch thực quản nguy cơ cao hoặc rối loạn chức năng thận nặng.
- BMI: 30-39 kg/m2: không cần chỉnh liều lượng. Nếu trọng lượng cơ thể thực tế của bệnh nhân > 120 kg, hãy sử dụng thuốc chống đông máu khác(ví dụ: DOAC khác hoặc kháng vitamin K).
- BMI: ≥ 40 kg/m2: sử dụng thuốc chống đông máu khác(ví dụ: DOAC khác hoặc kháng vitamin K).
Rung nhĩ/cuồng nhĩ (cuồng nhĩ là cách sử dụng ngoài nhãn), huyết khối tĩnh mạch sâu và/hoặc thuyên tắc phổi, dự phòng thuyên tắc huyết khối tắc mạch tĩnh mạch:
- Nhiều báo cáo về việc sử dụng chống đông quá mức, bao gồm cả tử vong, đã được quan sát thấy khi sử dụng ở người lớn tuổi.
- > 65 tuổi: tham khảo liều dành cho người lớn. Không cần chỉnh liều trừ khi có suy thận, tuy nhiên, nguy cơ chảy máu tăng theo tuổi.
- ≥ 75 tuổi: sử dụng hết sức thận trọng hoặc xem xét các lựa chọn điều trị khác. Không có hướng dẫn điều chỉnh liều nào được cung cấp từ nhà sản xuất chỉ dựa trên độ tuổi, trừ khi có suy thận, tuy nhiên, nguy cơ chảy máu tăng theo tuổi.
Một số chỉ định điều trị ban đầu bằng thuốc chống đông đường tiêm trước khi chuyển sang Dabigatran. Xem thêm: Chuyển đổi điều trị giữa các nhóm thuốc chống đông.
- Chuyển từ Heparin trọng lượng phân tử thấp(LMWH) hoặc Fondaparinux(liều điều trị) sang Dabigatrang(dạng viên nang): Ngừng thuốc chống đông đường tiêm và bắt đầu dùng Dabigatran trong vòng 2 giờ trước khi dự kiến dùng liều thuốc chống đông đường tiêm tiếp theo.
- Chuyển từ truyền liên tục Heparin không phân đoạn(UFH) sang Dabigatran(dạng viên nang): Bắt đầu Dabigatran khi ngừng truyền UFH.
- Chuyển từ Warfarin sang Dabigatran (dạng viên nang): ngừng Warfarin và bắt đầu dùng Dabigatran khi INR < 2.
Chuyển từ Dabigatran sang thuốc chống đông máu đường tiêm:
- Sau liều Dabigatran cuối cùng, chờ 12 giờ (nếu CrCl ≥ 30 mL/phút) hoặc 24 giờ (nếu CrCl < 30 mL/phút) trước khi bắt đầu dùng thuốc chống đông máu đường tiêm.
Dabigatran có thể làm tăng INR, làm phức tạp việc giải thích nếu dùng chung với Warfarin. Do đó, hãy kiểm tra INR ở cuối khảng thời gian dùng Dabigatran. Tác dụng Warfarin trên INR sẽ chỉ được phản ánh tốt sau khi ngừng dùng Dabigatran ≥ 2 ngày.
- Một lựa chọn khác là ngừng Dabigatran, sau đó bắt đầu Warfarin trong cùng ngày và bắc cầu bằng thuốc chống đông đường tiêm cho đến khi INR nằm trong phạm vi điều trị.
- CrCl > 50 mL/phút: bắt đầu dùng Warfarin 3 ngày trước khi ngừng Dabigatran.
- CrCl 30-50 mL/phút: bắt đầu dùng Warfarin 2 ngày trước khi ngừng Dabigatran.
- CrCl 15-30 mL/phút: bắt đầu dùng Warfarin 1 ngày trước khi ngừng Dabigatran.
- CrCl < 15 mL/phút: không nên dùng Dabigatran.
Chuyển đổi giữa các thuốc chống đông máu đường uống trực tiếp(DOAC):
- Bắt đầu dùng thuốc DOAC mới khi liều tiếp theo của DOAC trước đó được lên lịch sử dụng.
Dabigatran sẵn có ở các dạng khác nhau (ví dụ: viên nang[capsules], dạng hạt[pellets] uống), các chỉ định được phê duyệt và nhóm tuổi dự kiến là không giống nhau đối với từng dạng bào chế. Các dạng bào chế không thể thay thế cho nhau trên cơ sở hàm lượng do sự khác biệt về dược động học.
Để điều trị, bắt đầu dùng Dabigatran sau 5 ngày điều trị bằng thuốc chống đông máu qua đường tiêm; để phòng ngừa, hãy bắt đầu dùng dabigatran sau khi điều trị xong. Điều chỉnh liều trong quá trình điều trị theo độ tuổi và cân nặng thực tế.
Lưu ý: Liều lượng dựa trên cân nặng VÀ tuổi; thận trọng khi lựa chọn liều lượng. Liều dùng hai lần mỗi ngày nên càng gần khoảng thời gian dùng thuốc 12 giờ càng tốt.
Trẻ sơ sinh từ 3 đến < 4 tháng:
- Cân nặng từ 3 đến < 4 kg: Uống: 30 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng từ 4 đến < 7 kg: Uống: 40 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng từ 7 đến < 9 kg: Uống: 50 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng từ 3 đến < 4 kg: Uống: 30 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng từ 4 đến < 7 kg: Uống: 40 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng từ 7 đến < 9 kg: Uống: 60 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng từ 3 đến < 4 kg: Uống: 30 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng từ 4 đến < 5 kg: Uống: 40 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng từ 5 đến < 7 kg: Uống: 50 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng từ 7 đến < 11 kg: Uống: 60 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng từ 4 đến < 5 kg: Uống: 40 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng từ 5 đến < 7 kg: Uống: 50 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng từ 7 đến < 9 kg: Uống: 60 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng 9 đến < 11 kg: Uống: 80 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng từ 4 đến < 5 kg: Uống: 40 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng từ 5 đến < 7 kg: Uống: 50 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng từ 7 đến < 9 kg: Uống: 60 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng 9 đến < 11 kg: Uống: 80 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng từ 4 đến < 5 kg: Uống: 40 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng từ 5 đến < 7 kg: Uống: 50 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng từ 7 đến < 9 kg: Uống: 60 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng 9 đến < 11 kg: Uống: 80 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng 11 đến < 13 kg: Uống: 100 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng từ 4 đến < 5 kg: Uống: 40 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng từ 5 đến < 7 kg: Uống: 50 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng từ 7 đến < 9 kg: Uống: 70 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng 9 đến < 11 kg: Uống: 80 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng 11 đến < 13 kg: Uống: 100 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng từ 5 đến < 7 kg: Uống: 50 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng từ 7 đến < 9 kg: Uống: 70 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng 9 đến < 11 kg: Uống: 80 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng 11 đến < 16 kg: Uống: 100 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng từ 5 đến < 7 kg: Uống: 50 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng từ 7 đến < 9 kg: Uống: 70 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng 9 đến < 11 kg: Uống: 90 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng 11 đến < 13 kg: Uống: 100 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng 13 đến < 16 kg: Uống: 140 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng từ 5 đến < 7 kg: Uống: 50 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng từ 7 đến < 9 kg: Uống: 70 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng 9 đến < 11 kg: Uống: 90 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng 11 đến < 13 kg: Uống: 100 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng 13 đến < 21 kg: Uống: 140 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng từ 5 đến < 7 kg: Uống: 50 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng từ 7 đến < 9 kg: Uống: 70 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng 9 đến < 11 kg: Uống: 90 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng 11 đến < 13 kg: 110 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng 13 đến < 21 kg: Uống: 140 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng từ 21 đến < 26 kg: Uống: 180 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng từ 7 đến < 9 kg: Uống: 70 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng 9 đến < 11 kg: Uống: 90 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng 11 đến < 13 kg: Uống: 110 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng 13 đến < 16 kg: Uống: 140 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng 16 đến < 21 kg: Uống: 170 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng từ 21 đến < 41 kg: Uống: 220 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng ≥ 41 kg: Uống: 260 mg hai lần mỗi ngày.
Trẻ em ≥ 8 tuổi và Thanh thiếu niên < 18 tuổi:
- Cân nặng từ 11 đến < 16 kg: Uống: 75 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng từ 16 đến < 26 kg: Uống: 110 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng từ 26 đến < 41 kg: Uống: 150 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng từ 41 đến < 61 kg: Uống: 185 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng từ 61 đến < 81 kg: Uống: 220 mg hai lần mỗi ngày.
- Cân nặng ≥ 81 kg: Uống: 260 mg hai lần mỗi ngày.
Trẻ nhỏ ≥ 3 tháng, Trẻ em và Thanh thiếu niên < 18 tuổi
- Chuyển từ Heparin LMW hoặc Fondaparinux (liều điều trị) sang Dabigatran: bắt đầu Dabigatrang 0-2 giờ trước thời điểm dùng liều thuốc chống đông máu đường tiêm tiếp theo theo lịch trình.
- Chuyển từ Heparin không phân đoạn (UFH) truyền IV liên tục sang Dabigatran: bắt đầu Dabigatran khi ngừng dùng thuốc UFH.
- Chuyển từ Warfarin sang Dabigatran: ngừng Warfarin và bắt đầu Dabigatran khi INR < 2.
Chuyển từ dabigatran sang thuốc chống đông máu đường tiêm:
Lưu ý: Dabigatran có thể làm tăng INR, làm phức tạp việc giải thích nếu trùng lặp với warfarin. Để giảm thiểu nhiễu, hãy kiểm tra INR ở gần cuối khoảng thời gian dùng dabigatran. Tác dụng của Warfarin trên INR sẽ chỉ được phản ánh tốt hơn sau khi ngừng dabigatran trong ≥ 2 ngày. Tính eGFR bằng công thức Schwartz:
- Sau liều dabigatran cuối cùng, đợi 12 giờ trước khi bắt đầu dùng thuốc chống đông máu đường tiêm.
Lưu ý: Dabigatran có thể làm tăng INR, làm phức tạp việc giải thích nếu trùng lặp với warfarin. Để giảm thiểu nhiễu, hãy kiểm tra INR ở gần cuối khoảng thời gian dùng dabigatran. Tác dụng của Warfarin trên INR sẽ chỉ được phản ánh tốt hơn sau khi ngừng dabigatran trong ≥ 2 ngày. Tính eGFR bằng công thức Schwartz:
- eGFR ≥ 50 mL/phút/1,73 m2: Bắt đầu dùng warfarin 3 ngày trước khi ngừng dabigatran.
- eGFR < 50 mL/phút/1,73 m2: Không nên sử dụng Dabigatran (chưa được nghiên cứu).
Tính eGFR bằng công thức Schwartz:
- eGFR > 80 mL/phút/1,73 m2: Ngừng dabigatran 24 giờ trước khi phẫu thuật chương trình.
- eGFR 50 đến 80 mL/phút/1,73 m2: Ngừng dabigatran 2 ngày trước khi phẫu thuật chương trình.
- eGFR < 50 mL/phút/1,73 m2: Không nên sử dụng Dabigatran (chưa được nghiên cứu).
- Bệnh lý chảy máu đang hoạt động: ngừng Dabigatran.
- Suy thận cấp: ngừng Dabigatran và xem xét liệu pháp chống đông thay thế.
Biến cố thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch(VTE), phòng ngừa và điều trị:
Trẻ nhỏ ≥ 3 tháng, Trẻ em và Thanh thiếu niên < 18 tuổi: Tính eGFR bằng công thức Schwartz:
- eGFR ≥ 50 mL/phút/1,73 m2: Không cần điều chỉnh.
- eGFR < 50 mL/phút/1,73 m2: Tránh sử dụng (chưa được nghiên cứu); có nguy cơ gia tăng tiếp xúc tích trữ.
- Không có sự điều chỉnh liều lượng nào được cung cấp trên hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Quá mẫn cảm nghiêm trọng (ví dụ như phản vệ hoặc sốc phản vệ) với dabigatran hoặc bất kỳ thành phần nào của công thức; chảy máu bệnh lý đang hoạt động; bệnh nhân có van tim nhân tạo cơ học
- Ghi trong nhãn(hướng dẫn sử dụng) ở Canada: Chống chỉ định bổ sung (không ghi trong nhãn ở Hoa Kỳ): Suy thận nặng (CrCl < 30 mL/phút); cơ địa dễ chảy máu, bệnh nhân bị suy giảm cầm máu tự phát hoặc do thuốc hoặc đang chảy máu đáng kể trên lâm sàng (bao gồm xuất huyết tiêu hóa); tổn thương có nguy cơ chảy máu đáng kể trên lâm sàng (ví dụ, xuất huyết não hoặc nhồi máu não do thiếu máu cục bộ) trong vòng 6 tháng trước đó; Phụ nữ điều dưỡng; điều trị đồng thời với các chất ức chế P-glycoprotein mạnh (ví dụ, ketoconazole đường uống); sử dụng đồng thời với các thuốc chống đông máu khác bao gồm heparin không phân đoạn (trừ khi được sử dụng để duy trì sự thông thoáng của ống thông tĩnh mạch hoặc động mạch trung tâm hoặc trong khi cắt bỏ qua ống thông để điều trị rung nhĩ), heparin trọng lượng phân tử thấp, dẫn xuất heparin (ví dụ: fondaparinux), thuốc chống đông máu (ví dụ, bivalirudin), và thuốc chống đông máu đường uống (ví dụ warfarin, rivaroxaban, apixaban) ngoại trừ trong quá trình chuyển đổi điều trị từ hoặc sang dabigatran.
- Tồn tại các tương tác thuốc đáng kể, đòi hỏi phải điều chỉnh liều/tần suất hoặc tránh dùng.
- Chảy máu: là biến chứng thường gặp nhất, bao gồm chảy máu nghiêm trọng và tử vong. Các yếu tố nguy cơ chảy máu bao gồm: sử dụng đồng thời các thuốc làm tăng nguy cơ chảy máu(ví dụ: chống kết tập tiểu cầu, heparin), suy thận và bệnh nhân lớn tuổi(đặc biệt nếu trọng lượng cơ thể thấp). Ngừng sử dụng ở những bệnh nhân đang bị bệnh lý chảy máu. Idarucizumab là thuốc hóa giải Dabigatran hiệu quả nhất. Hiệu quả và độ an toàn của idarucizumab chưa được thiết lập ở bệnh nhân nhi. Protamine và vitamin K không làm đảo ngược hoặc ảnh hưởng đến tác dụng chống đông máu của Dabigatran. Dabigatran có thể lọc máu thẩm tách(loại bỏ ~ 57% trong 4 giờ), tuy nhiên, dữ liệu hỗ trợ bị hạn chế khi sử dụng thường quy phương pháp này. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chảy máu, nên cân nhắc dùng than hoạt tính nếu uống thuốc trong vòng 1-2 giờ sau khi có biểu hiện. Các lựa chọn thay thế sau đây có thể được xem xét tùy thuộc vào tình huống lâm sàng và tính sẵn có của idarucizumab: prothrombin đậm đặc không hoạt hóa yếu tố 4(PCC) (ví dụ: Kcentra) hoặc phức hợp prothrombin đậm đặc hoạt hóa yếu tố 4 (aPCC) (ví dụ: FEIBA). Một số nghiên cứu và báo cáo trường hợp đã cho thấy thành công vừa phải trong việc điều chỉnh các xét nghiệm đông máu bằng một số thuốc này; tuy nhiên, việc điều chỉnh các xét nghiệm đông máu không có nghĩa là đảo ngược tác dụng chống đông máu của thuốc (AHA/ASA [Hemphill 2015; EHRA [Heidbuchel 2015]; NCS/SCCM [Frontera 2016]). Nên cân nhắc tiểu cầu đậm đặc khi có hiện tượng giảm tiểu cầu hoặc đã sử dụng thuốc kháng tiểu cầu tác dụng kéo dài.
- Biến cố thuyên tắc huyết khối: như đã trình bày trong phần cảnh báo ở trên. Khi ngừng thuốc sớm, nguy cơ biến cố huyết khối sẽ tăng lên. Nếu phải ngừng dùng dabigatran vì một lý do khác ngoài lý do bệnh lý chảy máu hoặc do hoàn thành một đợt điều trị, hãy cân nhắc sử dụng một thuốc chống đông máu khác trong thời gian ngừng dùng dabigatran. Ở những bệnh nhân rung nhĩ bị đột quỵ thiếu máu cục bộ cấp tính trong khi đang dùng thuốc chống đông máu trực tiếp qua đường uống (DOAC) (ví dụ dabigatran), các hướng dẫn thường ủng hộ việc ngừng sử dụng thuốc chống đông đường uống cho đến 1 đến 2 tuần sau cơn đột quỵ do thiếu máu cục bộ (khung thời gian có thể thay đổi theo thời gian ngắn hơn đối với cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua hoặc đột quỵ nhỏ, không gây tàn tật và thời gian dài hơn đối với đột quỵ từ trung bình đến nặng) (AHA [Raval 2017]; AHA/ASA [Kernan 2014]; EHRA [Heidbuchel 2015]). Xem thêm: Thuốc chống đông máu và dự phòng huyết khối - đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp tính(nhồi máu não).
- Hội chứng kháng phospholipid: Không khuyến cáo sử dụng cho những bệnh nhân có tiền sử huyết khối được chẩn đoán mắc hội chứng kháng phospholipid; tính an toàn và hiệu quả chưa được thiết lập. Bệnh nhân dương tính với cả ba kháng thể kháng phospholipid (thuốc chống đông máu lupus, thuốc kháng cardiolipin và thuốc kháng beta-2 glycoprotein I) có thể tăng tỷ lệ biến cố huyết khối tái phát so với liệu pháp đối kháng vitamin K.
- Phẫu thuật tiêu hóa/giảm béo: Thay đổi sự hấp thu: Đánh giá nguy cơ và lợi ích của việc giảm khả năng hấp thu thuốc. Viên nang Dabigatran được thiết kế để giải phóng trong dạ dày, phụ thuộc vào môi trường axit. Sự hấp thu chủ yếu xảy ra ở ruột non đoạn gần. Các phẫu thuật làm tăng độ pH (có tính kiềm hơn) của dạ dày (ví dụ, cắt dạ dày Roux-en-Y) hoặc giảm vị trí ruột non có thể làm giảm sự hấp thu dabigatran (Hakeam 2017). Dữ liệu hiện có đang xung đột về những thay đổi hấp thụ, bắt nguồn từ các quần thể nhỏ và không đại diện cho từng DOAC riêng lẻ cũng như các ca phẫu thuật riêng biệt (Kröll 2017; Kröll 2018; Lee 2013; Rottenstreich 2018).
- Suy gan: Sử dụng ở bệnh nhân suy gan mức độ trung bình(Child-Pugh B) cho thấy có sự khác biệt lớn giữa các đối tượng; tuy nhiên, không thấy sự thay đổi nhất quán về nồng độ hoặc dược lực học. Những bệnh nhân mắc bệnh gan đang tiến triển đã bị loại khỏi thử nghiệm "Đánh giá ngẫu nhiên liệu pháp chống đông máu dài hạn" (RE-LY) (Connolly 2009).
- Suy thận: Đánh giá chức năng thận trước và trong khi điều trị, đặc biệt nếu sử dụng ở những bệnh nhân bị suy thận từ trước ở bất kỳ mức độ nào hoặc trong bất kỳ tình trạng nào có thể dẫn đến suy giảm chức năng thận (ví dụ: giảm thể tích máu, mất nước, sử dụng đồng thời các thuốc có khả năng ảnh hưởng đến chức năng thận); Nồng độ dabigatran có thể tăng ở bất kỳ mức độ suy thận nào và làm tăng nguy cơ chảy máu. Ở bệnh nhân suy thận mức độ trung bình, nồng độ trong huyết thanh có thể tăng gấp 3 lần so với nồng độ bình thường ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường. Ngừng điều trị ở bất kỳ bệnh nhân nào bị suy thận cấp.
- Bệnh van tim: Không khuyến cáo sử dụng ở những bệnh nhân mắc bệnh van tim, bao gồm cả việc có van tim nhân tạo sinh học; chống chỉ định sử dụng ở bệnh nhân có van tim nhân tạo cơ học. Ngoài một số báo cáo trường hợp, một thử nghiệm lâm sàng đã báo cáo nhiều biến cố thuyên tắc huyết khối và chảy máu nặng nhiều hơn đáng kể ở những bệnh nhân có van tim cơ học dùng dabigatran so với những bệnh nhân dùng warfarin liều điều chỉnh (Chu 2012; Price 2012; Stewart 2012). Tránh sử dụng DOAC ở bệnh nhân hẹp van hai lá từ trung bình đến nặng. Tuy nhiên, DOAC có thể được sử dụng ở những bệnh nhân mắc Rung nhĩ và bệnh van động mạch chủ tự nhiên, bệnh van ba lá hoặc hở van hai lá khi cần dùng thuốc chống đông máu (ACC/AHA [Joglar 2024]; AHA/ACC [Nishimura 2017]).
- Thuốc chống huyết khối: Do tăng nguy cơ chảy máu, tránh sử dụng, nếu có thể, cùng với các thuốc ức chế trombin trực tiếp khác (ví dụ bivalirudin), heparin không phân đoạn(UFH) hoặc các dẫn xuất heparin, heparin trọng lượng phân tử thấp (ví dụ enoxaparin), fondaparinux, thienopyridines (ví dụ , clopidogrel), thuốc đối kháng GPIIb/IIIa (ví dụ, eptifibatide), aspirin, dẫn xuất coumarin, sulfinpyrazone và ticagrelor. NSAID nên được sử dụng thận trọng. Liều thích hợp của heparin không phân đoạn có thể được sử dụng để duy trì sự thông thoáng của ống thông(catheter).
- Tương tác thuốc/thuốc: Có thể tồn tại các tương tác đáng kể, cần điều chỉnh liều lượng hoặc tần suất, theo dõi bổ sung và/hoặc lựa chọn liệu pháp thay thế. Tham khảo cơ sở dữ liệu Tương tác thuốc.
- Người lớn tuổi: Sử dụng hết sức thận trọng hoặc cân nhắc các lựa chọn điều trị khác. Không khuyến nghị điều chỉnh liều lượng trong ghi nhãn của nhà sản xuất chỉ dựa trên độ tuổi (trừ khi suy thận cùng tồn tại); tuy nhiên, nguy cơ chảy máu tăng theo độ tuổi. Nhiều báo cáo về việc sử dụng thuốc chống đông quá mức, bao gồm cả tử vong, đã được quan sát thấy khi sử dụng ở người lớn tuổi (ISMP [Smetzer 2012]; ISMP [Smetzer 2015]). Đặc biệt, nguy cơ xuất huyết tiêu hóa tăng lên đã được quan sát thấy ở những bệnh nhân ≥75 tuổi mặc dù hiệu quả tương tự của dabigatran so với bệnh nhân điều trị bằng warfarin (Graham 2015; Sharma 2015). Dabigatran có liên quan đến sự thay đổi nồng độ trong huyết tương gấp 5 lần ở những bệnh nhân dùng cùng một liều, cho thấy phạm vi điều trị rộng. Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nồng độ dabigatran trong huyết tương tăng lên là tuổi ngày càng tăng, CrCl giảm, trọng lượng cơ thể thấp hơn và giới tính nữ. Chức năng thận là đặc điểm chủ yếu của bệnh nhân quyết định nồng độ trong huyết tương, với tuổi tác là đồng biến quan trọng nhất (Reilly 2014). Tùy thuộc vào đặc điểm của từng bệnh nhân, đặc biệt là độ tuổi cao và khả năng bị suy thận, hãy xem xét các lựa chọn điều trị khác (Kalabalik 2015).
- Khả năng thay thế lẫn nhau của sản phẩm: Không hoán đổi dạng bào chế theo miligam và không kết hợp nhiều hơn 1 dạng bào chế để đạt được tổng liều; không phải tất cả các dạng bào chế đều được phê duyệt cho cùng chỉ định hoặc nhóm tuổi.
- Phẫu thuật/thủ thuật tự chọn(có kế hoạch hoặc theo chương trình): Khi cần tạm dừng trước khi phẫu thuật hoặc thủ thuật, thời điểm ngừng thuốc tùy thuộc vào chức năng thận và nguy cơ biến chứng chảy máu. Ở bệnh nhân trưởng thành có CrCl ≥50 mL/phút, ngừng điều trị ~ 24 đến 48 giờ trước khi phẫu thuật tùy thuộc vào nguy cơ chảy máu. Ở bệnh nhân trưởng thành có CrCl < 50 mL/phút, ngừng điều trị ~ 48 đến 120 giờ trước khi phẫu thuật tùy thuộc vào nguy cơ chảy máu. Ở bệnh nhi có CrCl ≥80 mL/phút, ngừng điều trị 24 giờ trước khi phẫu thuật chương trình. Ở bệnh nhi có CrCl 50 đến 80 mL/phút, ngừng điều trị 48 giờ trước khi phẫu thuật tự chọn. Việc sử dụng ở bệnh nhi có CrCl < 50 mL/phút chưa được nghiên cứu; tránh sử dụng. Cân nhắc ngừng thuốc trong thời gian dài hơn ở những bệnh nhân trải qua đại phẫu, chọc dò cột sống hoặc đặt ống thông hoặc cổng tủy sống hoặc ngoài màng cứng. Sau khi ngừng thuốc, việc bắc cầu bằng heparin trọng lượng phân tử thấp hoặc heparin trong thời gian phẫu thuật là không cần thiết và có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Khi cầm máu đầy đủ sau phẫu thuật, có thể bắt đầu điều trị lại sau ≥ 24 giờ tùy thuộc vào nguy cơ chảy máu. Những cân nhắc cụ thể có thể được tìm thấy trong các tuyên bố khoa học của chuyên gia và lộ trình đồng thuận (ACC [Doherty 2017]; ACC/AHA [Joglar 2024]; ACCP [Douketis 2022]; AHA [Raval 2017]). Xem thêm: Điều trị thuốc chống đông khi phải làm phẫu thuật/ thủ thuật.
- Tụ máu cột sống hoặc ngoài màng cứng: [Xem phần cảnh báo ở trên]: Tụ máu cột sống hoặc ngoài màng cứng có thể xảy ra khi gây tê trục thần kinh (gây tê ngoài màng cứng hoặc tủy sống) hoặc chọc dò tủy sống ở bệnh nhân được dùng thuốc chống đông máu; có thể gây liệt lâu dài hoặc vĩnh viễn. Nguy cơ tụ máu cột sống/ngoài màng cứng tăng lên khi sử dụng ống thông ngoài màng cứng, sử dụng đồng thời các thuốc khác có ảnh hưởng đến cầm máu (ví dụ NSAID, thuốc ức chế tiểu cầu, thuốc chống đông máu khác), ở những bệnh nhân có tiền sử chấn thương hoặc chọc thủng màng cứng hoặc cột sống nhiều lần hoặc có tiền sử biến dạng cột sống hoặc phẫu thuật cột sống. Đặt hoặc tháo ống thông ngoài màng cứng hoặc chọc dò tủy sống được thực hiện tốt nhất khi tác dụng chống đông máu của dabigatran thấp; tuy nhiên, thời điểm tối ưu giữa việc sử dụng dabigatran và thủ thuật trục thần kinh vẫn chưa được biết. Theo dõi thường xuyên các dấu hiệu và triệu chứng của suy giảm thần kinh (ví dụ, đau lưng giữa, tê/yếu chân, rối loạn chức năng ruột/bàng quang); chẩn đoán và điều trị kịp thời là cần thiết. Ở những bệnh nhân được dự đoán dùng thuốc chống đông máu hoặc điều trị dự phòng huyết khối bằng thuốc, hãy đánh giá rủi ro so với lợi ích trước khi can thiệp trục thần kinh.