ICU & ED
For Doctors and Nurses
Natribicarbonate (Sodium Natribicarbonat)
Đăng nhập
TÌM KIẾM

Natribicarbonate (Sodium Natribicarbonat)

Dung dịch điều chỉnh toan kiềm
 cập nhật: 3/5/2023
Chia sẻ
×

Chia sẻ

Dùng Camera điện thoại(người nhận) quét mã QR Code




GIỚI THIỆU
  • Viên: 325 mg, 500 mg, 650 mg.
  • Dung dịch tiêm truyền: 4,2%, 8,4%

  • Toan chuyển hóa: tổng liều = 0.3 x cân nặng x kiềm thiếu (BE) hay 0.5 x cân nặng x (24 - HCO3 hiện tại). Khởi đầu 1 - 2 mEq/kg TMC trong 5 phút. Sau đó phần thiếu pha trong dung dịch Glucose 5% thành dung dịch 1.4% để TTM trong 4- 6 giờ. Sau đó thở lại khí máu để quyết định điều trị tiếp.
  • Tăng K+ máu: 1 -2 mEq/kg TMC trong 5 - 10 phút.
  • Kiềm hóa nước nước tiểu: 1 - 2 mEq/kg TMC trong 5 - 10 phút, sau đó truyền TM dung dịch 1.4% với liều 2 - 3 mEq/kg/ 4 - 6 giờ để duy trì pH nước tiểu 7.5 - 8; pH máu 7.4 - 7.5 (lưu ý: trong chai dịch truyền nên pha thêm 20 - 30 mEq K+ trong 1 lít để tránh hạ K+ máu và giảm tác dụng kiềm hóa nước tiểu).
  • Toan hóa ống thận gần: 5 - 6 mEq/kg/ngày, toan ống thận xa, suy thận mãn: 2 mEq/kg/ngày chia 3 - 4 lần.
Thành phần
Cứ 250 ml dung dịch chứa:
Hoạt chất
Natri bicarbonat 10,5 g <=> 125 mmol hoặc 125 mEq

Tá dược:
Dinatri edetat· 2H2O     0,00625 g
Nước pha tiêm vđ 250 ml

Tương đương: HCO3: 0,5 mmol/ml

Các chất điện giải:
Natri 500 mmol/l
Bicarbonat 500 mmol/l
Nồng độ áp lực thẩm thấu  1000 mOsm/l

Chỉ định
  • Điều chỉnh nhiễm axit do chuyển hóa;
  • Kiềm hóa nước tiểu: trong trường hợp nhiễm độc axit hữu cơ yếu, ví dụ như nhiễm độc axit axetylsalixylic hoặc barbiturat; để cải thiện độ hòa tan của các thuốc có độ hòa tan thấp trong môi trường trung tính hoặc axit, ví dụ methotrexate, sulphonamides; trong trường hợp thẩm tách máu.
Liều lượng và cách dùng
Liều lượng
  • Liều phụ thuộc vào mức độ rối loạn tình trạng axit–bazơ.
Sử dụng cho người lớn và trẻ em
Theo chỉ số khí trong máu, lượng sẽ được tính theo công thức sau:
# ml của 0,5 M dung dịch natri bicacbonat (4,2 % w/v) = mức thiếu hụt bazơ
× kg thể trọng× 0,3* × 2
  • * Hệ số 0,3 tương ứng với tỷ lệ tương quan của dịch ngoại bào so với tổng lượng dịch cơ thể.
Ví dụ:
Nếu mức thiếu hụt bazơ ở bệnh nhân nặng 70 kg là 5 mmol/l thì 5 × 70 × 0,3 × 2 = 210 ml natri bicacbonat 4,2 % w/v được truyền.

Sử dụng cho trẻ sơ sinh
  • Ở trẻ sơ sinh, liều hàng ngày không được vượt quá 8 mmol/kg thể trọng/ ngày, được dùng bằng cách tiêm tĩnh mạch chậm.
  • Việc điều chỉnh nhiễm axit chuyển hóa không nên tiến hành quá nhanh. Chúng tôi khuyến cáo chỉ nên dùng nửa liều tính toán được và tiếp tục điều chỉnh liều theo kết quả phân tích khí trong máu thực tế.
Liều tối đa hàng ngày:
  • Theo các yêu cầu điều chỉnh.
  • Kiềm hóa nước tiểu
  • Để kiềm hóa nước tiểu, liều được điều chỉnh theo độ pH mong muốn của nước tiểu và nên kèm theo giám sát cân bằng axit-bazơ và cân bằng nước. Cẩn trọng khi truyền để tránh vượt quá tốc độ tối đa được trình bày dưới đây.
Tốc độ truyền:
  • Tối đa 1,5 mmol natri bicacbonat/kg thể trọng/giờ, tương ứng với 3 ml dung dịch Natri Bicacbonat 4,2 % w/v/kg thể trọng/giờ.
Cách dùng
  • Truyền tĩnh mạch.
  • Dung dịch phải được truyền vào tĩnh mạch trung tâm.
Chống chỉ định
  • Tình trạng nhiễm kiềm do hô hấp và do chuyển hóa
  • Tình trạng natri máu cao
  • Tình trạng kali máu thấp
  • Tình trạng giảm Canxi huyết
Những lưu ý và cảnh báo đặc biệt khi sử dụng thuốc
  • Cần đặc biệt thận trọng khi truyền Natri Bicacbonat 4,2 % w/v nếu bệnh nhân có những tình trạng sau đây: thở quá chậm, nồng độ osmol huyết thanh tăng, những trường hợp phải hạn chế việc truyền natri như suy tim, phù nề, phù phổi, tăng huyết áp, sản kinh và tổn thương thận nặng.
  • Việc dùng Natri Bicacbonat 4,2 % w/v có thể dẫn đến tình trạng quá tải natri và dịch.
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em (< 2 tuổi):
  • Việc truyền nhanh (1 ml/phút) dung dịch natri bicacbonat ưu trương có thể gây tăng natri huyết, giảm áp lực dịch não tủy và có thể gây xuất huyết nội sọ.
  • Không dùng > 8 mmol/kg thể trọng/ngày.
  • Nếu được truyền nguyên chất hoặc quá nhanh qua tĩnh mạch ngoại vi, Natri Bicacbonat 4,2 % w/v có thể gây sưng tĩnh mạch và viêm tĩnh mạch cấp hoặc gây ra chứng huyết khối do tính kiềm và nồng độ osmol cao. Việc theo dõi bệnh nhân cần bao gồm việc thường xuyên kiểm tra độ cân bằng axit-bazơ, nồng độ điện giải huyết thanh và cân bằng dịch.
  • Việc điều chỉnh tình trạng axit-bazơ nên tiến hành cùng với việc thay đổi cân bằng chất điện giải. Đặc biệt, độ cân bằng kali bị ảnh hưởng. Hiện tượng kiềm hóa và việc điều chỉnh nhiễm axit thúc đẩy kali chảy vào trong các tế bào và do vậy, có thể dẫn đến hiện tượng giảm kali huyết.
  • Tình trạng thiếu kali hoặc canxi nên được điều chỉnh trước khi bắt đầu điều trị kiềm hóa.
  • Khi thực hiện, phải hoàn toàn chắc chắn rằng dung dịch được truyền trong tĩnh mạch; việc truyền đột ngột trong động mạch có thể gây sốc hoặc thuốc không đến được nơi xa nhất.
Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Phụ nữ có thai
  • Bicarbonat dễ dàng đi qua hàng rào nhau thai. Các nghiên cứu trên động vật chưa đem lại kết quả đầy đủ cho độc tính đối với hệ sinh sản. Không nên sử dụng Natri Bicarbonat 4,2 % w/v cho phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai trừ khi tình trạng lâm sàng đòi hỏi phụ nữ phải được điều trị bằng Natri Bicarbonat 4,2 % w/v.
  • Đặc biệt cẩn trọng khi sử dụng cho phụ nữ bị nhiễm độc huyết thai nghén.
Phụ nữ đang cho con bú
  • Nên cẩn trọng khi dùng Natri Bicarbonat 4,2 % w/v cho các bà mẹ đang cho             con bú.
Tương tác với các thuốc khác, các dạng tương tác khác:
  • Hiện tượng kiềm hóa nước tiểu bởi natri bicarbonat thúc đẩy sự thải trừ các thuốc có tính acid, chẳng hạn như acid acetylsalicylic, và kìm hãm sự thải trừ các dược chất cơ bản.
  • Natri bicarbonat có thể tương tác với các gluco- và khoáng -corticoid, androgen và các thuốc lợi tiểu làm tăng sự bài tiết kali.
Tác dụng không mong muốn của thuốc:
  • Tác dụng không mong muốn của Natri Bicarbonat 4,2 % w/v có liên quan mật thiết đến đặc tính dược lý và lý hóa của dung dịch hoặc có thể phát sinh từ sự cố ngẫu nhiên khi sử dụng.
  • Tần suất xuất hiện tác dụng không mong muốn được xác định như sau: Rất phổ biến (≥ 1/10)
  • Phổ biến (≥ 1/100 đến < 1/10)
  • Không phổ biến (≥ 1/1.000 đến < 1/100) Hiếm (≥ 1/10.000 đến < 1/1.000)
  • Rất hiếm (< 1/10.000)
  • Không xác định (không thể được dự đoán từ số liệu hiện có)
  • Rối loạn trao đổi chất và dinh dưỡng
Không xác định:
  • Việc dùng Natri Bicarbonat 4,2 % w/v có thể dẫn đến tình trạng tăng natri huyết và tăng áp lực thẩm thấu của huyết thanh
Rối loạn chung và điều kiện dùng
Không xác định:
  • Việc dùng thuốc cận tĩnh mạch có thể dẫn đến hoại tử mô.
  • Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Cơ chế hoạt động
  • Các đặc tính dược lý của natri bicarbonat nảy sinh từ vai trò sinh lý của thuốc trong hệ đệm HCO3-/CO2
Tác dụng trị liệu
  • Natri bicarbonat đưa từ bên ngoài vào cơ thể nhanh chóng hấp thu các ion hydro ngoại bào và vì vậy, dẫn đến hiện tượng tăng pH trong cơ thể.
Tác dụng dược học thứ cấp
  • Carbon dioxit sinh ra trong quá trình đệm này, sau đó bị thải trừ qua phổi. Do đó, chức năng của phổi không bị suy giảm. Nếu không, mức pCO2 tăng rõ rệt sẽ gây trầm trọng thêm tình trạng nhiễm axit nội bào.
  • Ngoài ra, hiện tượng pH trong máu tăng lên gây ảnh hưởng đến độ cân bằng chất điện giải. Khả năng hấp thu kali của tế bào tăng lên, vì vậy, có thể gây ra hiện tượng giảm kali huyết hoặc làm cho tình trạng giảm kali huyết hiện có nặng thêm. Liên kết canxi với protein huyết tương tăng lên, vì vậy, có thể gây ra hiện tượng giảm canxi huyết hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng giảm canxi huyết hiện hữu.
 
Các đặc tính dược động học:
  • Trong thận, bicarbonat được lọc qua cầu thận và phần chủ yếu được tái hấp thu trong tiểu quản. Sự tái hấp thu gần như hoàn tất khi đạt mức bicarbonat huyết tương nhỏ hơn 24 mmol/l.
  • Sự tái hấp thu bicarbonat ở thận bị giảm đi khi điều trị bằng các thuốc lợi tiểu thuộc nhóm thiazid hoặc các thuốc tác động lên quai Henlé.
  • Bicarbonate dễ dàng đi qua hàng rào rau thai nhưng nó đi qua hàng rào máu não rất chậm.
Quá liều
Triệu chứng:
  • Sử dụng quá liều có thể dẫn đến tình trạng bị nhiễm kiềm, tăng natri máu, và tăng áp lực thẩm thấu của huyết thanh.
  • Khi điều chỉnh tình trạng nhiễm acid quá nhanh, đặc biệt là đang trong tình trạng rối loạn hô hấp, hiện tượng giải phóng carbon dioxid tăng lên có thể nhất thời làm nặng thêm tình trạng nhiễm acid cho não.
Điều trị cấp cứu, chống độc:
  • Việc điều trị tình trạng nhiễm kiềm, tùy thuộc vào mức độ trầm trọng: truyền dung dịch muối sinh lý, bổ sung kali; nếu bị nhiễm kiềm rõ rệt thì truyền arginin hydroclorid hoặc acid hydrocloric.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Hướng dẫn của NSX BRAUN
  2. Phác đồ điều trị bệnh viện Nhi Đồng 1
TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Hướng dẫn của NSX BRAUN
  2. Phác đồ điều trị bệnh viện Nhi Đồng 1
 352 lượt sử dụng

DANH MỤC


ICU & ED chuyển đổi số !

Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
×

Kích vào đây để tải về

Chia sẻ

Dùng Camera điện thoại quét mã QR Code