ICU & ED
For Doctors and Nurses
Viêm phổi bệnh viện/ LQ thở máy
Đăng nhập
TÌM KIẾM

Viêm phổi bệnh viện/ LQ thở máy

Hướng dẫn sử dụng kháng sinh
 cập nhật: 21/1/2023
Chia sẻ
×

Chia sẻ



GIỚI THIỆU
Thảo luận chi tiết: về viêm phổi bệnh viện.

CHẨN ĐOÁN VP BỆNH VIỆN

- Xuất hiện sau 48h nhập viện, tổn thương dạng thâm nhiễm mới, tồn tại dai dẳn hoặc thâm nhiễm tiến triển trên x quang phổi và ít nhất 2 tiêu chuẩn:
+ Đờm hoặc dịch phế nang có mủ, đặc và số lượng nhiều
+ Sốt > 38 độ C hoặc < 35,5 độ C
+ BC > 10.000/ml hoặc < 1500/ml
+ Giảm Oxy hóa máu: giảm SpO2 hoặc PaO2/FiO2

TIÊU CHUẨN VPBV NẶNG

khi có ít nhất 1 trong các tiêu chuẩn:
+ X quang phổi: hình mở thâm nhiễm tiến tiến, viêm phổi thùy hay tạo áp xe.
+ SHH(cần TKNT hay thở với FiO2 > 35% để duy trì SpO2 > 90mmHg)
+ HA tâm thu < 90 mmHg hoặc HA tâm trương < 60 mmHg
+ Cần điều trị vận mạch > 4 giờ
+ Nước tiểu < 20ml/giờ hay < 80 ml/4 giờ
+ Suy thận cấp cần lọc máu

NGUYÊN NHÂN

- VPBV sớm (<5 ngày): tụ cầu nhạy methicillin, streptococcus pneumoniae, Hemophilus influenzae.
- VPBV muộn (≥ 5 ngày) hoặc đã dùng KS trước đó: MRSA, P.aeruginosa, A.baumannii, Enterobacteriacea, trực khuẩn gram âm sinh ESBL,..
- Nhiễm nấm: cơ địa SGMD, sử dụng KS dài ngày.
Vi sinh vật YTNC
H.influenzae, Moraxalla catarrhalis, S. pneumoniae COPD, VPLQTM đợt sớm(< 5 ngày sau khi được thở máy)
P. aeruginosa, A. baumannii Điều trị bằng Corticoid, SDD, giản phế quản, xơ nang phổi, VPLQTM muộn, dùng kháng sinh trước đó
Tụ cầu Hôn mê, chấn thương sọ não, phẫu thuật TK, ĐTĐ, suy thận mạn, cúm
Vi khuẩn kỵ khí Hít phải
Legionella Hóa trị liệu, điều trị Corticoid, bệnh ác tính, suy thận, giảm BC, lây nhiễm từ hệ thống nước BV
Aspergillus
Điều trị bằng Corticoid, thuốc độc tế bào, COPD
Candida albicans SGMD, thuốc độc tế bào, sử dụng Corticoid, KS phổ rộng dài ngày, có lưu các ống thông mạch máu dài ngày,..
Influenza
Mùa đông, SGMD, bệnh lý mạn tiềm ẩn, sống ở nơi có dịch cúm lưu hành,..
Virus hợp bào hô hấp SGMD, bệnh tim hoặc phổi mạn tính

ĐIỀU TRỊ

1. VPBV NHẸ-TB KHÔNG CÓ YTNC NHIỄM VK ĐA KHÁNG

tụ cầu nhạy methicillin, streptococcus pneumoniae, Hemophilus influenzae, gram âm đường ruột nhạy KS
- C3(ceftriaxone, ceftazidim)/ C4(cefepim)/ Amicillin-sulbactam/ Ertapenem
+ Quinolon(levo, moxi)/ Macrolide
+/- Clidamycin/ metronidazole

2. VPBV KHỞI PHÁT MUỘN, NẶNG, CÓ YTNC NHIỄM ĐA KHÁNG

Các YTNC nhiễm đa kháng thuốc
+ Từng nhập viện > 2 ngày trong 90 ngày gần đây
+ Nằm điều trị ở các cơ sở chăm sóc dài ngày
+ Lọc máu chu kỳ trong vòng 30 ngày
+ Đang điều trị tiêm truyền tại nhà
+ Có người thân trong gia đình nhiễm VK đa kháng
+ Điều trị KS trong vòng 90 ngày gần đây
+ Đang nằm viện > 5 ngày (không nhất thiết ICU)
+ Đang điều trị tại BV hoặc môi trường khác có lưu hành VK có tính đề kháng cao
+ SGMD hoặc đang dùng thuốc gây SGMD

Điều trị tập trung vào các tác nhân: MRSA, P.aeruginosa, A. Baumannii, Klebsiella, Enterobacter, Serratia, Stenotrophonas, Burkholderia cepacia.
Lựa chọn nhóm A kết hợp B, cân nhắc C, D (nếu ESBL: carbapenem + fluoroquinolon)

NHÓM A

- Kháng P.aeruginosa(trực khuẩn mủ xanh): Cefepim, ceftazidim, imipenem, meropenem
Ức chế betalactamase: Piperacillin/tazobactam

NHÓM B

- Kháng P.aeruginosa: Ciprofloxacin, Levofloxacin
- Amyglycosid: amikacin, gentamycin, tobramycin

NHÓM C: nếu nghi ngờ nhiễm tụ cầu kháng methicillin MRSA

- Vancomycin
- Linezolid
- Teicoplanin

NHÓM D: nếu nghi ngờ nhiễm nấm( sử dụng KS phổ rộng > 7 ngày hoặc cơ địa SGMD)

- Fluconazol, amphotericin B, Caspofungin

Nếu VPLQTM muộn, đã được khẳng định hoặc có nguy cơ nhiễm VK Gram âm đa kháng: Colistin kết hợp Carbapenem, Fluoroquinolon, rifampicin,..

Tóm tắc sử dụng KS cho VK kháng thuốc

A.baumannii: Colistin, kết hợp Tigecyline và Rifampicin làm tăng hoạt tính chống lại Acinetobacter.
Kháng P.aeruginosa(trực khuẩn mủ xanh): Cefepim, ceftazidim, imipenem, meropenem, Ciprofloxacin, Levofloxacin
Enterobacteriacea sinh ESBL: carbapenem, cefoperazone/sulbactam, Piperacillin/tazobactam
Klebsiella/Enterobacter, Acinobacter, S.maltophilia kháng Carbapenem: Tigecyline (liều cao).
Enterobacteriacea(chủ yếu là K.pneumoniae) sản xuất KPC tăng tỷ lệ tử vong: Tigecyline+Colistin+Carbapenem
Fosfomycin có hoạt tính chống Enterobacteriacea sinh ESBL bao gồm K.pneumoniase kháng Carbapenem và có tác dụng hiệp đồng với nhiều KS chống P.aeruginosa, Acinetibacter và Enterobacteriacea: Liều Fosfomycin 2-4g x 4 lần/ ngày.
MRSA(Staphylococcus aureus kháng methicillin)
+ Điều trị với Vancomycin khi MIC vancomycin < 1μg/mL
+ Teicoplanin thay thế cho Vancomycin khi MIC vancomycin > 1 μg/mL
+ Linezolid thấm tốt vào DNT trong điều trị NT thần kinh do VK gram dương
+ Tigecycline hoạt tính tốt trên Gram âm và Gram dương bao gồm MRSA và MRSA kháng Vancomycin. Vì thường gây tắc mạch nên khuyến cáo truyền qua TMTT
+ Ceftaroline fosafamil, cephalosporin phổ rộng có hiệu quả đối với Gram dương kháng thuốc như MRSA, streptococcus peneumoniae kháng penicillin.

THEO DÕI

- Điều trị KS theo kinh nghiệm, đánh giá lại sau 48-72 giờ, hay tới khi có kết quả nuôi cấy vi sinh
- Liệu trình KS phải xem xét tại các thời điểm: 3-5-7 ngày điều trị. Đáp ứng tốt : điểm CPIS giảm, cải thiện tốt, tăng tỷ lệ PaO2/FiO2, BC giảm, Procalcitonin giảm, đàm mủ giảm, tổn thương trên phim X quang cải thiện
- Triệu chứng cải thiện nhanh, kết quả nuôi cấy vi sinh âm tính: xem xét ngừng hoặc rút ngắn liệu trình kháng sinh
- Có kết quả cấy máu xác định được vi khuẩn gây bệnh và lâm sàng có cải thiện: điều trị theo KSĐ và xem xét làm lại XN vi sinh để đánh giá bằng chứng hiệu quả điều trị. 
+ Không có dấu hiệu cải thiện: lại trừ các biến chứng( áp xe, tràn mủ màng phổi,..) và các nguyên nhân khác kể cả nhiễm trùng và không nhiễm trùng. Đánh giá lại độ phủ của KS, nồng độ KS, làm lại xét nghiệm vi sinh nếu cần.
+ KS phun khí dung trong trường hợp nhiễm VK đa kháng không đáp ứng với tiêm tĩnh mạch
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG KHÁNG SINH
Loại kháng sinh Cách sử dụng
Ceftriaxon 2-4g/ngày, dùng 1-2 lần/ngày
Cefepim 1-2g/12h, max 6g/ngày.
NK đe dọa tính mạng 2g/8-12h TTM
Ceftazidim 1-2g/8-12h
Ampicilin/Sulbactam 1,5-3g/6h, TTM
Ertapenem 1g x 1 lần/ngày, TTM trong 3-4h
Imipenem 0,5/6h hoặc 1g/8h, max 4g/ngày, TTM trong 3-4h
Meropenem 1g/8h, max 2g/8h, TTM
Piperacilin/tazobactam 4,5g/8h, TTM
Levofloxacin 750-1000mg/ngày, TTM
Moxifloxacin 400mg/ngày, TTM
Ciprofloxacin 400mg x 2-3 lần/ngày,max 1200mg/ngày, TTM
Amikacin 16-24mg/kg x 1 lần/ngày TTM
Tobramycin 4-7mg/kg x 1 lần/ngày TTM
Gentamycin 4-7mg/kg x 1 lần/ngày TTM
Linezolid 600mg x 2 lần/ngày, uống hoặc TTM
Colistin Liều nạp, duy trì phụ thuộc cân nặng và mức lọc cầu thận.
hoặc liều nạp 9 MUI, liều duy trì 9MUI/ ngày chia 3 lần và chỉnh liều theo ClCr
Teicoplanin Khởi đầu: 400mg/12 x 3 liều đầu, duy trì: 400mg/24h, TTM trong 30ph
Vancomycin 1g/12h. Nhiễm khuẩn nặng có thể 1,5g/12h trên BN ClCr ≥ 90 ml/ph, C đáy từ 10-20μg/mL
Fluconazol Liều đầu: 400mg/ngày(hoặc 800mg[12mg/kg]), sau đó 200mg/ngày (hoặc 400mg[6mg/kg]/ ngày), TTM hoặc uống
Itraconazol 200mg/12h x 4 liều, TTM, sau đó 200mg/ngày x 12 ngày, TTM trong 1 giờ.
Amphotericin B(dạng desixycholate) Liều đầu 0,1-0,3mg/kg/ngày, tăng liều 5-10mg/ngày tới liều 0,5-1mg/kg/ngày. TTM
Caspofungin Liều nạp 70mg, sau đó 50mg/ngày, TTM chậm khoảng 1 giờ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Hướng dẫn sử dụng kháng sinh trong HSCC 2017
TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Hướng dẫn sử dụng kháng sinh trong HSCC 2017
 399 lượt xem VIP

DANH MỤC

Bố cục nội dung


ICU & ED chuyển đổi số !

Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
×

Chia sẻ

Phiên bản miễn phí
Phiên bản VIP