ICU & ED
For Doctors and Nurses
Hội chứng thận hư ở trẻ em
Đăng nhập
TÌM KIẾM

Hội chứng thận hư ở trẻ em

Nephrotic Syndrome in Children
 cập nhật: 28/2/2023
Chia sẻ
×

Chia sẻ

Dùng Camera điện thoại(người nhận) quét mã QR Code




GIỚI THIỆU
Hội chứng thận hư (HCTH) là một nhóm các bệnh cầu thận có tăng tính thấm màng lọc cầu thận, bao gồm các triệu chứng sau:
- Phù toàn thân
- Tiểu ít
- Tiểu đạm ngưỡng thận hư: protein niệu >= 50mg/kg/ngày, hay > 40mg/m2 da/giờ, hay đạm niệu >200mg/mmol
- Giảm đạm máu : albumin máu<2,5g/dl, protid máu toàn phần <5,5g/dl
- Tăng lipid máu: cholesterol máu cao, tryglycerid máu tăng
Trong đó, hai triệu chứng: tiểu đạm ngưỡng thận hư và giảm đạm máu bắt buộc phải có.
HCTH trẻ em hiếm khi có tiểu máu và tăng huyết áp đi kèm.
  • Đặc điểm của hội chứng thận hư ở trẻ em:
  • - HCTH trẻ em là một trong ba bệnh thận thường gặp nhất ở khoa lâm sàng
  • - HCTH trẻ em thường là nguyên phát, thường gặp nhất là sang thương tối thiểu (MCD - Minimal Change Disease) 80 - 90%
  • - Thường có tiên lượng tốt: đáp ứng với điều trị corticoid trong 80 - 90% các trường hợp và hiếm khi dẫn tới suy thận mạn
  • - Tuy nhiên, HCTH trẻ em lại thường diễn tiến mạn tính với các đợt tái phát, trong đó tái phát thường xuyên có thể gặp 40% các trường hợp


 Hết phù, protein máu >2,5g/dl và protein/creatinin niệu < 20mg/mmol hoặc đạm niệu trên giấy nhúng âm tính/vết trong 3 ngày liên tục.
Hết phù, albumin máu >2,5g/dl và protein/creatinin niệu 20 - 200mg/mmol hoặc đạm niệu 24 giờ giảm > 50% giá trị ban đầu.
 Khi có đạm/creatinin niệu >=200mg/mmol hoặc đạm niệu trên giấy nhúng >= 3+ trong 3 ngày liên tục.
 Tái phát < 2 lần trong vòng 6 tháng sau lần đáp ứng đầu tiên hay < 4 lần tái phát trong 12 tháng.
Tái phát >= 2 lần trong vòng 6 tháng sau lần đáp ứng đầu tiên hay >= 4 lần tái phát trong vòng 12 tháng. 
2 lần tái phát liên tục khi giảm liều hay trong vòng 14 ngày sau khi ngưng corticoid.
Bệnh nhân thuyên giảm đáp ứng với điều trị corticoid đơn độc.
Không lui bệnh khi điều trị đủ 6 -8 tuần Prednisolon 2mg/kg/ngày hoặc Prednisolon 2mg/kg/ngày x 4 tuần + Methylprednisolon 1g/1,73m2 da/cách ngày x 3 liều TTM.


Chiếm 80 - 90 % các trường hợp HCTH trẻ em từ 1 -10 tuổi. Sang thương trên giải phẫu bệnh được chia thành ba loại:
- Sang thương tối thiểu (Minimal Change Disease - MCD)
- Xơ chai cầu thận khu trú từng phần
- Tăng sinh trung mô
Là các trường hợp HCTH liên quan đến các bệnh lý hệ thống, hay thứ phát sau một bệnh lý khác gây tổn thương cầu thận. Các nguyên nhân:
- Nhiễm trùng: liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A, viêm gan siêu vi B, rubella, HIV, sốt rét...
- Bệnh hệ thống: lupus ban đỏ hệ thống, ban xuất huyết Henoch- Schonlein...
- Bệnh ác tính: cá ung thư hạch Hodgkin, non- Hodgkin, Lymphoma.
- Bệnh di truyền và chuyển hóa: đái thái đường, hội chứng Alport...
- Các nguyên nhân khác: ong đốt, bệnh huyết thanh, do thuốc.
khởi phát trước 3 tháng tuổi thường liên quan đến đột biến gen
- Các gen thường gặp gây HCTH trẻ em: NPHS1, NPHS2, NPHS3
- Các bệnh cảnh lâm sàng của HCTH bẩm sinh:
+ HCTH bẩm sinh thể Phần lan.
+ Xơ hóa trung mô lan tỏa.
+ Thận hư nguyên phát kháng corticoid.
Khởi phát từ 3 tháng tới dưới 1 tuổi
HCTH nhũ nhi có thể do đột biến gen, do nhiễm trùng hay nguyên phát:
- HCTH do gen: 2 gen NPHS1 và NPHS2 thường gặp nhất
- HCTH do nhiễm trùng: liên quan đến các nhiễm trùng trong bào thai hay chu sinh. Tác nhân thường gặp nhóm TORCH (toxoplasma, rubella, cetomegalovirus, herpes simples), HIV, giang mai....
- HCTH nguyên phát: có thể là sang thương tối thiểu (MCD), xơ chai cầu thận cục bộ từng vùng, hay tăng sinh trung mô lan tỏa. HCTH nguyên phát khởi phát sớm trước 1 tuổi thường kém đáp ứng với điều trị.


- Do giảm albumin máu gây ra giảm áp lực keo dẫn đến thoát nước ra mô kẽ gây phù
- Nước thoát ra mô kẽ nên thể tích trong lòng mạch giảm gây kích thích hệ Renin-angiotenssin giúp gia tăng hấp thu Na+ và nước trở lại.
Cơ chế gây phù trong HCTH vẫn chưa rõ hết, có lẽ do tác động của nhiều yếu tố: giảm áp lực keo, tăng hoạt động aldosterol và vasopressin, giảm hoạt yếu tố bài niệu nhĩ, vai trò trực tiếp của các cytokin....gây giữ muối nước.
- Albumin trong huyết tương mang điện tích âm, bình thường rất khó lọt qua được màng lọc của cầu thận vì lớp điện tích âm của màng lọc cầu thận ngăn cản. Trong hội chứng thận hư, lớp điện tích âm của màng nền cầu thận bị tổn thương, màng lọc cầu thận để lọt nhiều albumin. Khi lượng Protein (chủ yếu albumin) được bài xuất trong một ngày lướn hơn 3,5g thì thường kết hợp với giảm albumin máu.
- Trong hội chứng thận hư, các tế bào ngoại bì có chân giả (podocyte)bị dẹt, xóa mờ đi -> gây nên tiểu đạm.
- Kích hoạt hệ miễn dịch, trình diện kháng nguyê, rối loạn điều hòa tế bào T và sự sản xuất của yếu tố tăng tính thấm lưu hành.
- Sự biến đổi chức năng của các tế bào chân có thể liên quan mật thiết tới hệ miễn dịch. Khi phơi nhiễm với các tác nhân gây stress đặc hiệu , cá tế bào chân giả tăng thực bào, kích hoạt tế bào T, sản xuất cytokin, như TGF - B, IL6, IL8 dẫn đến tiểu đạm và xóa các tế bào chân giả.
- Các yếu tố tăng tính thấm lưu hành: cytokin, globulin miễn dịch, kháng thể CD40, hemopexin...
- Khi áp lực keo trong máu giảm, sẽ kích thích các tế bào gan tăng tổng hợp các lipoprotein trong đó có apolipoproteinB, và làm tăng tổng hợp cholesterol. Ngoài ra hiện tượng giảm thoái biến cholesterol cũng góp phần trong hiện tượng tăng cholesterol máu ở bệnh nhân hội chứng thận hư.
- Tăng tryglycerid máu chủ yếu do hiện tượng giảm thoái biến mỡ. Ở bệnh nhân bị hội chứng thận hư, quá trình thoái biến mỡ do men lipoprotein lipase bị ức chế.

- Tình trạng tăng đông máu thường thấy trong hội chứng thận hư mức dộ nặng là do mất qua nước tiểu antithrombin III (AT III), giảm nông độ protein C, protein S trong huyết thanh, tăng fibrinogen máu và tăng ngưng kết tập tiểu cầu.
Một số bệnh nhân mất IgG nặng có thể dẫn tới hậu quả giảm khả năng miễn dịch và dễ bị nhiễm khuẩn.

Bệnh nhi bị hội chứng thận hư thường đến khám vì triệu chứng phù toàn thân. Trẻ bị sang thương tối thiểu thường rất hiếm khi có triệu chứng tiểu máu và tăng huyết áp.
Phù có đặc điểm: phù toàn thân, phù trắng mềm, ấn lõm, giữ dấu ấn (Godet +), tiến triển nhanh và nặng, có thể có tràn dịch đa màng: màng bụng, tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tinh hoàn...Trẻ thường mệt mỏi, có thể khó thở khi tràn dịch màng phổi hay báng bụng nhiều.
Tiểu ít: lượng nước tiểu trong ngày được ghi nhận giảm đi nhưng hiếm khi trẻ bị thiểu niệu hay vô niệu.
- Tiểu máu: thường ít gặp trong sang thương tối thiểu. Tiểu máu đại thể chỉ gặp 3-4% các trẻ bị hội chứng thận hư sang thương tối thiểu, tuy nhiên tiểu máu vi thể có thể gặp trong 20-30%. Triệu chứng tiểu máu đại thể thường gặp hơn ở sang thương viêm cầu thận tăng sinh màng.
- Tăng huyết áp: chỉ 5-7% các trường hợp sang thương tối thiểu bị tăng huyết áp. Triệu chứng tăng huyết áp thường gặp hơn ở thể xơ hóa cục bộ từng vùng và nặng nhất ở thể viêm cầu thận tăng sinh màng, có thể dẫn đến bệnh não do tăng huyết áp.

  • Đề nghị cận lâm sàng:
  • - TPTNT, đạm niệu 24 giờ hay đạm niệu/creatinin niệu.
  • - Đạm máu, albumin máu.
  • - Cholesterolmáu, tryglycerid máu.
  • - Ure, creatinin, điện giải đồ máu.
  • - C3,C4, ANA, HBsAg, Anti HCV (nghi ngờ hội chứng thận hư thứ phát).
  • - Huyết thanh chẩn đoán CMV, Rubella, Toxoplasma, VDRL, HIV test nhanh (trẻ < 1 tuổi).
  • - Xét nghiệm tìm đột biến Gen.
  • - Sinh thiết thận.

- Giúp chẩn đoán xác định
- Giúp chẩn đoán nguyên nhân
- Tầm soát biến chứng
Nên lấy nước tiểu đầu tiên vào buổi sáng nên thử nước tiểu một thời điểm
- Thử que nhúng: Disptick (tổng phân tích nước tiểu): thường Pro 3+ hay 4+
- Đạm niệu 24 giờ: protein > 50 mg/kg cân nặng/ngày hay > 40 mg/m3 da/giờ (>1g/m2 da/24 giờ)
- Tỉ lệ đạm/creatinin niệu > 2 (mg/mg), hay >200 (mg/mmol)
- Thể tăng sinh tối thiểu và thể bệnh cầu thận tăng sinh màng thường tiểu đạm nhiều.
- Thể tối thiểu: gặp trong 20-30% (thường chỉ có trong những ngày đầu)
- Thể xơ hóa cục bộ từng phần thường có tiểu máu vi thể
- Thể viêm cầu thận tăng sinh màng: tiểu máu vi thể gặp ở 80-100% các ca
- Bệnh cầu thận màng: gặp ở 80% các trường hợp.
- Đạm niệu 24 giờ: protein > 50 mg/kg cân nặng/ ngày hay > 40 mg/m2 da/giờ (>1g/m2 da/ 24 giờ)
- Tỉ lệ đạm/creatinin niệu > 2(mg/mg), hay >200(mg/mmol).
- Đạm máu: Protid máu toàn phần <5,5g/dl, albumin máu giảm <2,5g/dl.
- Tỷ lệ A/G (albumin/globulin)<1.
- Bilan Lipid máu: thường tăng cả hai thành phần, cholesterol máu > 200mg% (+-)
- Điện di máu có thể thấy: giảm nhẹ alpha-1 globulin, tăng apha-2 globulin và beta globulin.
- Xem có nguyên nhân thứ phát nào không? Lupus, Hnoch-Scholein, sốt rét, viêm gan B,C, bệnh chuyển hóa...
- Bổ thể: C3,C4 thường bình thường trong hội chứng sang thương tối thiểu. Bổ thể có thể giảm trong viêm cầu thận tăng sinh màng hay trong các trường hợp hội chứng thận hư thứ phát (sau nhiễm trùng hay lupus).
- Tầm soát nhiễm trùng: viêm gan siêu vi: HBsAg, anti HBs, anti HCV...
- Tầm soát bệnh hệ thống: kháng thể kháng nhân (ANA), antidsDNA.
- Xét nghiệm tìm đột biến Gen: chủ yếu ở 5 gen NPHS1, NPHS2, NPHS3, WT1 và LAMB2 (nghi ngờ đột biến gen: thận hư < 1 tuổi, cha mẹ đồng huyết thống, gia đình có người bị HCTH kháng corticoid, HCTH kèm các bất thường ngoài thận, HCTH kháng Cyclosporin/Tacrolimus).
- Đánh giá chức năng cơ quan, tầm soát biến chứng hay bệnh kèm theo của bệnh nhân
- Tổng phân tích tế bào máu: dung tích hồng cầu (Hct) và nồng độ Hb trong máu tăng, do tình trạng cô đặc máu. Tiểu cầu thường tăng, có thể lên đến 500.000 hay 1 triệu/mm3. Tình trạng cô đặc máu và tăng tiểu cầu góp phần làm tăng nguy cơ tao huyết khối.
- Chức năng thận: thường bình thường. Creatinin có thể tăng nhẹ-vừa trong một số ít trường hợp do giảm thể tích nội mạch nặng, sẽ hồi phục khi thể tích nội mạch tăng lên.
- Chức năng gan: khi cần phân biệt giảm albumin máu do gan.
- Ion đồ: Natri máu có thể giảm do tình trạng tăng tiết ADH không thích hợp. Kali máu có thể giảm do tác dụng phụ khi điều trị corticoid hay tăng do suy thận. Calci máu toàn phần thườn giảm do giảm protein máu, nhưng calci ion hóa vẫn bình thường.
-Bilan tăng đông: tầm soát nguy cơ huyết khối do tăng đông: chức năng đông máu tìan bộ (định lượng fibrinogen máu), định lượng antithrombin III, định lượng protein S và protein C trong máu.
Chỉ thực hiện trong các trương hợp:
- Nghi ngờ, hay có bằng chứng thận hư thứ phát.
- Hội chứng thận hư có các bằng chứng không phù hợp với sang thương tối thiểu.
- Khởi bệnh quá sớm: sinh thiết thận cho tất cả trường hợp hội chứng thận hư khởi bệnh trước 3 tháng tuổi, và cũng nên sinh thiết cho các trường hợp khởi bệnh tử 3-12 tháng tuổi.
- Khởi bệnh trễ: trên 12 tuổi.
- Biểu hiện lâm sàng: tăng huyết áp, tiểu máu đại thể, suy thận.
- Có bằng chứng nghi hội chứng thận hư thứ phát: bổ thể C3, C4 giảm, ANA dương tính, bằng chứng viêm gan siêu vi đang hoạt động...
- Hội chứng thận hư kháng corrticoid.
- Đối với các trường hợp hội chứng thận hư lệ thuộc corticoid liều cao chỉ sinh thiết thận khi điều trị với thuốc ức chế calcineurin.
    Xét nghiệm tìm đột biến gen có thể giúp bác sĩ điều trị quyết định ngưng các thuốc ức chế miễn dịch, tránh cho bệnh nhân bị các tác dụng phụ của thuốc một cách vô ích, giúp tư vấn tiền sản và giúp thêm thông tin cho quá trình ghép thận sau đó.

- Thận hư bẩm sinh <= 3 tháng tuổi
- Thận hư khởi phát sớm 4 - 12 tháng
- Thận hư kháng corticoid có tính gia đình
- Thận hư kháng corticoid có cha mẹ đồng huyết thống.
- Thận hư nằm trong các hội chứng Fraiser (gen WT1), hội chứng Pierson (LAMB2)....
- Thận hư kháng corticoid, kháng cyclosporin.

Có đủ các tiêu chuẩn sau:
- Phù
- Đạm niệu >= 50mg/kg/ngày hoặc đạm niệu/creatinin niệu (mg/mg) >2 hoặc đạm niệu/creatinin niệu (mg/mmol)>200.
- Albumin máu < 2,5g%
- Cholesterol máu > 200mg% (+-)
- Phù
- Albumin máu < 2,5g%, tiểu đạm đáng kể nhưng chưa đạt ngưỡng hội chứng thận hư.
- Phù
- Tăng huyết áp
- Tiểu máu
- Đạm máu và cholesterol máu bình thường.
- Phù, giảm albumin máu, nước tiểu bình thường.
       Trẻ bị hội chứng thận hư rất hay bị nhiễm trùng. Trong đó, bệnh cảnh viêm phúc mạc nguyên phát là biến chứng nhiễm trùng thường hay gặp nhất. Tác nhân gây bệnh thường là Streptococucs pneumoniae, ngoài ra còn có các vi trùng gram âm như: E.coli, Haemophilus influenza.
        Ngoài ra trẻ bị hội chứng thận hư còn bị các nhiễm trùng khác như: viêm phổi, viêm mô tế bào, nhiễm trùng đường tiểu, viêm màng não mủ,...
        Bệnh nhân hội chứng thận hư dễ bị nhiễm trùng là do: giảm tổng hợp IgG, giảm chức năng lympho T, mất yếu tố B qua nước tiểu (là cofactor của C3b trong con đường hoạt hóa bổ thể, đóng vai trò quan trọng trong việc opsonin hóa vi trùng). Ngoài ra, tình trạng phù toàn thân, báng bụng, tràn dịch màng phổi là do môi trường cho vi trùng dễ xâm nhập và phát triển.
       Bệnh nhân hội chứng thận hư dễ bị biến chứng tăng đông dẫn đến huyết khối. Biến chứng này thường gặp trong 3 tháng đầu sau khỏi bệnh. Thường gặp trẻ lớn > 12 tuổi và có thể gây ra các hậu quả nặng nề.
       Các yếu tố thuận lợi gây biến chứng tăng đông:
       - Tăng các yếu tố đông máu: fibrinogen, yếu tố V, yếu tố VIII, tăng số lượng và độ kết dính tiểu cầu.
       - Giảm các yếu tố chống đông máu: giảm antithrombine III
       - Giảm hoạt động phân hủy fibrin do tăng nồng độ alpha -2 macroglobulin và lipoprotein.
       Đa phần là các biến chứng thuyên tắc tĩnh mạch, hiếm khi thuyên tắc động mạch. Vị trí thuyên tắc bao gồm: tĩnh mạch thận, tĩnh mạch não, tĩnh mạch ngoại  biên, hay động mạch phổi,...
       Thường xảy ra  trong giai đoạn khởi phát bệnh hay tái phát. Sử dụng thuốc lợi tiểu, nhiễm trùng, tiêu chảy cấp có thể làm cho tình trạng giảm thể tích nặng hơn và vào bệnh cảnh sốc với chi lạnh, tụt huyết áp, mạch nhanh nhẹ, dung tích hồng cầu (Hct) tăng cao.
       Hạ natri máu, hạ calci máu.
       Trẻ bị hội chứng thận hư có thể bị  giảm GFR do các nguyên nhân sau đây: giảm thể tích, nhiễm trùng, hoại tử ống thận cấp (thứ phát sau tình trạng giảm thể tích), viêm thận kẽ do thuốc, ngộ độc thuốc ức chế calcineurin (cyclosporin, tacrolimus), hay do thuốc ức chế men chuyển.
       Suy thận cấp do bản thân bệnh thận mạn trong MCD thường rất hiếm, tỉ lệ giảm GFR tương quan với mức độ dẹt chân gải của podocyte.
       Do mất đạm qua nước nước tiểu.
       Trẻ có thể bị các tác dụng phụ của corticoid:
       - Dễ nhiễm trùng
       - Hội chứng Cushing do thuốc.
       - Tăng huyết áp
       - Chậm phát triển chiều cao.
       - Viêm loét dạ dày, tá tràng.
       - Loãng xương
       - Đục thủy tinh thể
       - Rối loạn tâm thần
       Ngoài ra, có thể có các biến chứng do các thuốc ức chế miễn dịch khác.

  • Điều trị đặc hiệu bằng thuốc ức chế miễn dịch.
  • Điều trị triệu chứng và biến chứng.
a. Điều trị ban đầu:
4 tuần đầu: Predníone 2mg/kg/ngày (tối đa 60mg/ngày).
b. Điều trị tiếp theo
  • Nếu có đáp ứng: hết phù, đạm niệu âm tính liên tiếp trong 3 ngày.
8 tuần kế: Prednisone 1,5mg/kg/cách ngày.
6 tuần kế: Prednisone dùng cách ngày giảm liều dần, mỗi tuần giảm 1/6 liều cho đến khi ngưng thuốc.
  • Nếu trẻ tái phát trong quá trình giảm liều:
- Đối với thể tái phát không thường xuyên:
Prednisone 2mg/kg/ngày, cho đến khi đạm niệu âm tính trong 3 ngày liên tiếp (thường trong 2 tuần). Sau đó, Prednisone 1,5mg/kg/cách ngày trong 4-8 tuần, giảm liều dần trong 6 tuần rồi ngưng.
- Đối với thể tái phát thường xuyên hay thể phụ thuộc Corticoid:
+ Prednisone 2mg/kg/ngày cho đến khi đạm niệu âm tính 3 ngày liên tiếp. Kế đến, Prednisone 1,5mg/kg/cách ngày trong 8 tuầN. Sau đó giảm dần liều Prednisone và duy trì liều thấp nhất có hiệu quả trong 9-18 tháng.
+ Nếu liều Prednisone duy trì cao > 1mg/kg/cách ngày hay 0,5 mg/kg/cách ngày kèm theo biến chứng đáng kể do dùng corticoid kéo dài như Cushing nặng, cao huyết áp, tiểu đường, xuất huyết tiêu hóa...sẽ phối hợp thêm một trong các thuốc sau (khi đã đạt được lui bệnh):

Tên thuốc Liều dùngThời gianTác dụng phụ Ghi chú
Cyclophosphamide 2mg/kg/ngày, (tối đa 125mg/ngày) 8-12 tuần (liều tích lũy tối đa 168 mg/kg) giảm bạch cầu, rụng tóc có hồi phục, viêm bàng quang xuất huyết, vô sinh (khi liều tích lúy > 250mg/kg, đặc biêt ở bệnh nhân dây thì), bệnh ác tính. TPTTBM mỗi 2-4 tuần: ngưng cyclophosphamide khi bạch cầu <3.000/mm3 hoặc neutrophil <1.500/mm3 hoặc khi sốt.
Mycophenolate mofetil 0,8-1,2g/m2 da/ngày (tối đa 2g/ngày), chia 2 lần, duy trì nồng độ mycophenolic acid trong máu thấp nhất 2,5-5ug/ml. Tối thiểu 12 tháng (trước khi xem xét giảm liều dần và ngưng vì có nguy cơ tái phát cao sau ngưng thuốc) Trên đưuòng tiêu hóa (viêm loét dạ dày, đau quặn bụng, tiêu chảy, xuất huyết tiêu hóa), giảm bạch cầu hạt. TPTTBM mỗi 4 tuần: ngưng khi neutrophil < 1,500/mm3.
Cyclosporin 4-5mg/kg/ngày chia 2 lần/ngày, duy trì nồng độ thuốc thấp nhất trong máu 100-200ng/ml Tối thiểu 12 tháng (trước khi xem xét giảm liều dần và ngưng vì nguy cơ tái phát cao sau ngưng thuốc). Độc tính trên thận (xơ hóa ống thận mô kẽ không hồi phụ), tăng cretinin máu, rậm lông, phì đại nướu răng, tăng Kali, hạ Magne máu.
Theo dõi nồng độ cyclosporin và creatinin máu khi bắt đầu điều trị hoặc khi tăng liều thuốc sau 2-4 tuần hoặc nghi ngờ ngộ độc cyclosporine. Khi creatinin máu tăng 25% và nghi ngờ độc thận do cyclosporine, giảm liều thuốc 20% và theo dõi trong 2 tuần. Nếu chức năng thận không hồi phục vàkhông có nguyên nhân khác, xem xét ngưng thuốc. Sinh thiết thánau điều trị cyclosporine liên tục trong 2 năm để đánh giá độc tính của thuốc trên thận.
Tacrolimus (thất bại với điều trị Cyclosporine) 0,1-0,2mg/kg/ngày, chia 2 lần/ngày, duy trì nồng độ thuốc thấp nhất trong máu 5-10ng/ml. Tối thiểu 12 tháng (trước khi xem xét giảm liều dần và ngưng vì nguy cơ tái phát cao sau ngưng thuốc). Độc tính trên thận (xơ hóa ống thận môkẽ không hồi phục), tăng Kali, tăng creatinin, hạ Magne máu, tiểu đường.
Theo dõi điều trị tương tự Cyclosporin và thử Hba1c mỗi 6-12 tháng.
Rituximub (hội chẩn toàn viện trước khi sử dụng) 375 mg/m2 da/ liều TTM mỗi 2 tuần, tối đa 2 liều Các phản ứng liên quan tiêm truyền như hạ huyết áp, sốt lạnh run, phát ban, co thắt phế quản (1-2 giờ khi bắt đầu truyền thuốc). giảm bạch cầu và/hoặc gammaglobulin máu, bệnh não chất trắng đa ổ tiến triển, bệnh phổi kẽ. Chỉ định cho các trường hợp lệ thuộc Steroid và Cyclosporine và tác dụng phụ đáng kể của thuốc (độc thận do thuốc Cyclosporine)
  • Nếu sau 4 tuần vẫn chưa đáp ứng Prednisone:
- Prednisone 2mg/kg/ngày thêm 2-4 tuần hoặc Methylprednisolone 1g/1,73 m2 da/cách ngày (tối đa 1g) truyền tĩnh mạch x 3 lần. Nếu vẫn không lui bệnh, xem như kháng steroid, cần sinh thiết thận để loại trừ các nguyên nhân thứ phát của HCTH và phân tích đột biến Gen (nếu được) trước khi điều trị tếp.
- Thuốc ức chế Calcineurine (Cyclosporine hoặc Tacrolimus) được điều trị liên tục ít nhất 6 tháng, phối hợp Prednisone 1mg/kg/cách ngày giảm liều dần.
+ Nếu lui bệnh hoàn toàn hoặc một phần: tiếp tục thuốc ức chế Calcineurine ít nhất 12 tháng  trước khi xem xét giảm liều và duy trì từ 2-5 năm.
+ Nếu không lui bệnh: 
- Có đột biến Gen: xem xét ngưng thuốc ức chế miễn dịch, điều trị triệu chứng.
- Không có đột biến Gen hoặc không thực hiện được: cân nhắc đổi sang Tacrolimus (nếu đã sử dụng Cyclosporine trước đó) 6 tháng, trước khi thêm Mycophenoltate mofetil, đánh giá lại sau 6 tháng:
+ Lui bệnh: tiếp tục ức chế Calcineurine và Mycophenolate ít nhất 12 tháng.
+ Không lui bệnh: cần hội chẩn bệnh viện xem xét chỉ định Rituximab TTM 375mg/m2 da/liều mỗi 2 tuần x 2-4 liều.
a. Phù
  • Hạn chế muối và nước trong giai đoạn phù.
  • Lợi tiểu: hạn chế dùng lợi tiểu trong hội chứng thận hư. Chỉ dùng trong trường hợp phù nặng, báng bụng hay tràn dịch màng phổi nhiều gây khó thở, nứt da do phù hay phù đi kèm với nhiễm trùng nặng. Thuốc lợi tiểu dùng trong HCTH: Furosmide +- Spirônlactone.
  • Truyền Albumine:  khi Albumine máu dưới 1,5g/dl kèm theo một trong hai tiêu chuẩn sau:
- Sốc giảm thể tích không đáp ứng với dung dịch điện giải.
- Phù nặng có nguy cơ suy hô hấp không đáp ứng với thuốc lợi tiểu.
Cách dùng Albumine:
+ Truyền để giảm phù: Albumine 20% 1-2g/kg/liều, truyền chậm trong  ít nhất 4 giờ. Phối hợp với Furosemide:
Liều 1: 2mg/kg TMC, sau khi truyền được phân nửa thể tích Albumine.
Lều 2: 2mg/kg TMC, sau khi kết thúc truyền Albumine.
Chú ý theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn khi truyền Albumine.
+ Truyền để chống sốc:
Liều dùng Albumine 20%: 1-2g/kg/liều.
Pha loãng là Albumine/Normal saline tỷ lệ 1:3 để đạt được nồng độ Albumine 5%.
Tốc độ truyền từ 7,5 -15 ml/kg/giờ, tùy theo tình trạng huyết động học của bệnh nhân.
b. giảm đạm niệu (HCTH kháng steroid)
  • Ức chế me chuyển angiotensin: Enalapril 0,1-1mg/kg/ngày (tối đa 40mg/ngày), chia 1 hoặc 2 lần và/hoặc
  • Ức ché sthụ thể angitensin II: Losartan 0,7 - 1,4 mg/kg/ngày (tối đa 100mg/ngày), 1lần/tối.
c. Biện pháp hỗ trợ khác
  • Cho thêm vitamin D và calcium.
  • Chỉ cần ăn nhạt trong giai đoạn phù.
  • Dinh dưỡng hỗ trợ (phác đồ điều trị dinh dưỡng).
  • Trẻ có thể sinh hoạt bình thường.
a. Nhiễm trùng
- Thường gặp viêm phúc mạc nguyên phát, viêm mô tê bào, viê phổi, nhiễm trùng niệu, nhiễm trùng huyết. Có chỉ định dùng kháng sinh phổ rộng sớm. Trước khi dùng kháng sinh phải cấy máu, cấy dịch màng bụng và các dịch cơ thể khác. Nếu có viêm phúc mạc nguyên phát, tác nhân gây bệnh thường do phế cầu và gram âm, kháng sinh thường được chọn ban đầu là: Cefotaxime 150-200mg/kg/ngày TM chia 4 lần hoặc Ceftriaxone 100mg/kg/ngày TM trong 7-10 ngày.
b. Tăng đông
- Chú ý phòng ngừa các yếu tố thuận lợi cho tăng đông: tình trạng giảm thể tích, dùng lợi tiểu, lấy máu tĩnh mạch (tránh lấy máu tĩnh mạch đùi), tình trạng bất động.
- Khi có huyết khối -> điều trị thuốc kháng đông.
  • Hẹn tái khám mỗi 2-4 tuần.
  • Theo dõi: TPTNT hoặc đạm niệu/creatinin niệu hoặc đạm niệu 24h mỗi 2-4 tuần, Creatinin máu mỗi 3-12 tháng; biến chứng của HCTH, tác dụng phụ của thuốc.
  • Điều trị triệu chứng.
  • Điều trị nguyên nhân thứ phát.
  • Điều trị thuốc ức chế miễn dịch nếu nguyên nhân vô căn.
  • Ghép thận khi đủ điều kiện.
  • Giảm đạm niệu: thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể angiotensin, chú ý theo dõi chức năng thận.
  • Truyền Albumin: xem xét khi tiểu đạm nặng dẫn đến phù nặng đe dọa tính mạng, chậm tăng trưởng hoặc biến chứng thứ phát khác. Chỉ tăng Albumin máu tạm thời, do đó không có mục tiêu cụ thể để xác định liều Albumin, có thể bắt đầu liều 1g/kg/ngày, kết hợp với Furosemide đường tĩnh mạch.
  • Chế độ ăn giàu năng lượng, giàu Protein, giảm muối. Bổ sung vitamin, thyroxin dựa trên TSH máu.
  • Cắt 1 hoặc 2 bên thận: giảm lượng đạm mất qua nước tiểu, thẩm phân phúc mạc thay thế trong khi chờ ghép thận (khi trẻ được 8-9kg).
  • Giang mai: Penicillin.
  • CMV: Valganciclovir.
  • Hội chứng thận hư do đột biến Gen: hầu như không đáp ứng à có thể gây tác dụng phụ nặng nề, do đó không khuyến cáo điều trị thuốc ức chế miễn dịch.
  • Hội chứng thận hư vô căn: điều trị như ở trẻ lớn. Trong điều kiện không thể xét nghiệm đột biến Gen, các yếu tố sau có thể gợi ý nguyên nhân vô căn: khởi phát trễ trong năm đầu, không có tiền căn gia đình, biểu hiện ngoài thận và không có hình ảnh gợi ý đột biến Gen trên sinh thiết thận (thận hư thể Phần Lan, xơ hóa trung mô lan tỏa).
Là điều trị lý tưởng, dự hậu 5 năm thường tốt.
Khi bêh nhân được chẩn đoán Hội chứng thận hư và HBsAg (+), cần làm thêm các xét nghiệm sau:
  • HBeAg, Anti HBe, định lượng HBV-DNA.
  • ALT/AST.
  • Sinh thiết thận trước khi quyết định điều trị HCTH.
a. Chẩn đoán có thể: khi thỏa đủ các tiêu chuẩn sau:
- HCTH không kèm biểu hiện của bệnh hệ thống như: Lupus, Henoch-Schonlein.
-Viêm gan siêu vi B: HBsAg (+) và tải lượng siêu vi trong máu cao:
+ HBV - DNA >= 10^5 copies/ml (20.000 UI/ml) nếu HBsAg (+).
+ HBV - DNA >= 10^4 copies/ml (2.000UI/ml) nếu HBeAg (-).
- Sinh thiết thận: viêm cầu thận do phức hợp miễn dịch trên kính hiển vi huỳnh quang và/hoặc sự hiện diện của các kháng nguyên siêu vi B (HBsAg, HbcAg, HBeAg) trên mẫu sinh thiết thận.
b. Điều trị
1. Điều trị bằng đồng phân nucleoside uống như các khuyến cáo trẻ viêm gan vi rus B.
- Các thuốc điều trị: lựa chọn một trong các loại thuốc sau theo thứ tự:
+ Tenofovir 0,3g:
trẻ >= 12 tuổi: 0,3 g/ngày.
Trẻ >= 2 tuổi: 8mg/kg/ngày.
+ Lamivudin 0,1g: 3mg/kg/ngày (tối đa 0,1g/ngày), trẻ > 2 tuổi.
+ Entecavir 0,5mg:
Trẻ >= 2 tuổi và >= 10kg: liều lượng dựa theo cân nặng.
Trẻ > 30 kg: 0,5mg/ngày.
- Chỉnh liều theo độ lọc cầu thận cho các trường hợp suy thận.
- Theo dõi điều trị: AST, ALT, creatinin máu, HBeAg, AntiHBe, HBV-DNA mỗi 3-6 tháng.
- Ngưng điều trị:
+ Nếu HBeAg (+): 6-12 tháng sau khi có sự chuyển đổi phản ứng huyết thanh HBeAg-/Anti HBe + và HBV -DNA dưới ngưỡng phát hiện.
+ Nếu HBeAg (-): HBV-DNA dưới ngưỡng phát hiện 3 lần liên tiếp cách nhau mỗi 6 tháng.
- Thất bại điều trị: HBV-DNA giảm <1ln10 (10 lần) sau 12 tuần hoặc dưới 2ln10 sau 24 tuần bắt đầu điều trị hoặc HBV-DNA  tăng trở lại > 1ln10 so với giá trị thấp nhất: cần đánh gái tuân thủ điều trị, phân tích gen siêu vi tìm đột biến kháng thuốc để hướng dẫn điều trị tiếp theo.
b. Điều trị HCTH: giảm phù, thuốc giảm đạm niệu (Enalapril/Losartan).
c. HCTH kéo dài hoặc tiến triển xấu sau sự biến mất cảu siêu vi trong máu (HBV-DNA không phát hiện, chuyển đổi phản ứng huyết thanh HBeAg -/AntiHBe (+) cân nhắc điều trị thuốc ức chế miễn dịch như HCTH nguyên phát song song thuốc kháng siêu vi.

1. Chẩn đoán có thể: khi thỏa các điều kiện sau
- HCTH không kèm biểu hiện của bệnh hệ thồng như: Lupus, Henoch-Scholein.
- HBsAg máu (+) và Anti HBe (+), HBV-DNA < 2.000UI/ml.
- Sinh thiết thận: không có sựu lắng đọng của phức hợp miễn dịch trong cầu thận.
2. Điều trị
- Điều trị thuốc ức chế miễn dịch như HCTH nguyên phát.
- Điều trị thuốc kháng siêu vi dự phòng đợt bùng phát viêm gan B: khi bắt đầu và tiếp tục ít nhất 12 tháng sau khi ngưng thuốc ức chế miễn dịch. Cần hôi chẩn thêm khoa nhiễm về điều trị thuốc kháng siêu vi sau khi ngừng thuốc ức chế miễn dịch.
- Lamividine có thể được sử dụng nếu thời gian điều trị dự kiến <= 12 tháng và lượng HBV-DNA trong huyết thanh ban đầu dưới ngưỡng phát hiện.
- Tenofovir hoặc Entecavir nên được chọn lựa nếu khoảng thời gian điều trị dự kiến lâu hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Phác đồ Nhi Đồng 1
  2. Sách Đại Học Y Dược TP.HCM Bộ Môn NHI
TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Phác đồ Nhi Đồng 1
  2. Sách Đại Học Y Dược TP.HCM Bộ Môn NHI
 145 lượt sử dụng

DANH MỤC

Bố cục nội dung



ICU & ED chuyển đổi số !

Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
×

Kích vào đây để tải về

Chia sẻ

Dùng Camera điện thoại quét mã QR Code