Chỉ định xét nghiệm huyết thanh học nhóm máu
Xác định nhóm máu hệ ABO, Rh, hòa hợp miễn dịch, coombs,.. Chia sẻ
- GIỚI THIỆU
- XÁC ĐỊNH NHÓM MÁU HỆ ABO
- Khái niệm/ định nghĩa
- Chỉ định
- Lấy máu để làm xét nghiệm (lấy 2 ống)
- Nhận định kết quả
- XÁC ĐỊNH NHÓM MÁU HỆ ABO TRONG TRƯỜNG HỢP KHÔNG XÁC ĐỊNH ĐƯỢC BẰNG PHƯƠNG PHÁP THÔNG THƯỜNG
- Khái niệm/ định nghĩa
- Chỉ định
- XÁC ĐỊNH NHÓM MÁU HỆ RH (D)
- Khái niệm/ định nghĩa
- Chỉ định
- Lấy máu để làm xét nghiệm
- Nhận định kết quả
- XÉT NGHIỆM HÒA HỢP MIỄN DỊCH Ở MÔI TRƯỜNG NƯỚC MUỐI SINH LÝ, NHIỆT ĐỘ PHÒNG.
- Khái niệm/ định nghĩa
- Chỉ định
- Lấy máu để làm xét nghiệm (lấy 2 ống máu)
- Nhận định kết quả
- Chỉ định thêm xét nghiệm
- XÉT NGHIỆM HÒA HỢP MIỄN DỊCH Ở 37OC VÀ CÓ SỬ DỤNG KHÁNG GLOBULIN NGƯỜI
- Khái niệm/ định nghĩa
- Chỉ định
- Lấy máu để làm xét nghiệm
- Nhận định kết quả
- Chỉ định thêm xét nghiệm
- XÉT NGHIỆM LỰA CHỌN ĐƠN VỊ MÁU PHÙ HỢP
- Khái niệm/ định nghĩa
- Chỉ định
- Lấy máu để làm xét nghiệm
- Nhận định kết quả
- Chỉ định thêm xét nghiệm
- XÉT NGHIỆM COOMBS TRỰC TRIẾP
- Khái niệm/ định nghĩa
- Chỉ định
- Mẫu máu để làm xét nghiệm
- Nhận định kết quả
- Chỉ định thêm xét nghiệm
- XÉT NGHIỆM COOMBS GIÁN TIẾP
- Khái niệm/ định nghĩa
- Chỉ định
- Lấy máu để xét nghiệm
- Nhận định kết quả
- Chỉ định thêm xét nghiệm
- SÀNG LỌC KHÁNG THỂ BẤT THƯỜNG
- Khái niệm/ định nghĩa
- Chỉ định
- Lấy máu để làm xét nghiệm (lấy 2 ống máu)
- Nhận định kết quả
- Chỉ định thêm xét nghiệm
- ĐỊNH DANH KHÁNG THỂ BẤT THƯỜNG
- Khái niệm/ định nghĩa
- Chỉ định
- Lấy máu để làm xét nghiệm (lấy 2 ống máu)
- Nhận định kết quả
- Chỉ định thêm xét nghiệm
- XÁC ĐỊNH KHÁNG NGUYÊN NHÓM HỒNG CẦU NGOÀI HỆ ABO
- Khái niệm/ định nghĩa
- Chỉ định
- Lấy máu để làm xét nghiệm
- Nhận định kết quả xác định kháng nguyên nhóm máu
- XÁC ĐỊNH BẢN CHẤT KHÁNG THỂ HỒNG CẦU
- Khái niệm/ định nghĩa
- Chỉ định
- Lấy máu để làm xét nghiệm
- Nhận định kết quả
- XÉT NGHIỆM HÒA HỢP TIỂU CẦU
- Khái niệm/ định nghĩa
- Chỉ định
- Lấy máu để làm xét nghiệm
- Nhận định kết quả
- Chỉ định thêm xét nghiệm
- XÁC ĐỊNH KHÁNG NGUYÊN NHÓM MÁU HỒNG CẦU BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC PHÂN TỬ
- Khái niệm/ định nghĩa
- Chỉ định
- Lấy máu để làm xét nghiệm
- Nhận định kết quả
- HIỆU GIÁ KHÁNG THỂ TỰ NHIÊN CHỐNG A/ CHỐNG B
- Khái niệm/ định nghĩa
- Chỉ định
- Lấy máu để làm xét nghiệm
- Nhận định kết quả
- HIỆU GIÁ KHÁNG THỂ MIỄN DỊCH
- Khái niệm/ định nghĩa
- Chỉ định
- Lấy máu để làm xét nghiệm
- Nhận định kết quả
- TÀI LIỆU THAM KHẢO
GIỚI THIỆU
Trong chủ đề này, thảo luận về các xét nghiệm huyết thanh liên quan đến nhóm máu
Nhóm máu hệ ABO được xác định dựa vào sự có mặt của kháng nguyên A và kháng
nguyên B trên bề mặt hồng cầu và sự có mặt hoặc không có mặt của kháng thể chống A và
kháng thể chống B trong huyết thanh. Người bình thường trong huyết thanh có kháng thể
tự nhiên chống lại kháng nguyên mà kháng nguyên đó lại không có trên bề mặt hồng cầu
của chính mình.
Nhóm máu hệ ABO được xác định bằng hai phương pháp là huyết thanh mẫu và
hồng cầu mẫu:
- Phương pháp huyết thanh mẫu: sử dụng huyết thanh mẫu chống A, chống B, chống AB để xác định sự có mặt của kháng nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu.
- Phương pháp hồng cầu mẫu: sử dụng hồng cầu A, hồng cầu B, hồng cầu O đểxác định sự có mặt của kháng thể chống A và kháng thể chống B trong huyết thanh.
- Bệnh nhân vào điều trị nội trú hoặc ngoại trú lần đầu;
- Trước khi chỉ định truyền đơn vị máu, chế phẩm máu đầu tiên trong mỗi đợt điều trị.
- Định nhóm máu hệ ABO cho người bệnh và đơn vị máu khi thực hiện phát máu, chế phẩm máu;
- Định nhóm máu hệ ABO cho người hiến máu.
- Lấy 2 ml máu tĩnh mạch được chống đông bằng EDTA;
- Lấy 4 - 5 ml máu tĩnh mạch không chống đông.
- Nhóm A: Trên bề mặt hồng cầu người bệnh có kháng nguyên A và trong huyết thanh người bệnh có kháng thể chống B;
- Nhóm B: Trên bề mặt hồng cầu người bệnh có kháng nguyên B và trong huyết thanh người bệnh có kháng thể chống A;
- Nhóm AB: Trên bề mặt hồng cầu người bệnh có cả kháng nguyên A, B nhưng trong huyết thanh người bệnh lại không có cả kháng thể chống A, chống B;
- Nhóm O: Không có cả kháng nguyên A và kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu người bệnh nhưng trong huyết thanh người bệnh lại có cả kháng thể chống A và chống B.
Xác định nhóm máu khó hệ ABO
Các trường hợp định nhóm máu hệ ABO mà có sự bất đồng giữa phương pháp huyết
thanh mẫu và phương pháp hồng cầu mẫu gọi là trường hợp nhóm máu hệ ABO khó xác
định hay không xác định được bằng phương pháp thông thường.
Tình trạng nhóm máu hệ ABO khó xác định thường chia làm 4 nhóm sau:
- Kháng nguyên yếu;
- Kháng nguyên bất thường trên bề mặt hồng cầu;
- Kháng thể yếu;
- Kháng thể bất thường trong huyết thanh.
- Các trường hợp không xác định được nhóm máu hệ ABO bằng phương pháp thông thường.
- Sử dụng anti-D để xác định kháng nguyên D trên bề mặt hồng cầu.
- Bệnh nhân vào điều trị nội trú hoặc ngoại trú lần đầu, có thể phải truyền máu;
- Trước khi chỉ định truyền đơn vị máu, chế phẩm máu đầu tiên trong mỗi đợt điều trị.
- Định nhóm máu hệ Rh(D) cho người bệnh khi thực hiện phát khối hồng cầu, máu toàn phần, khối bạch cầu, khối tiểu cầu;
- Định nhóm máu hệ Rh(D) cho đơn vị máu dán nhãn Rh(D) âm khi phát máu;
- Định nhóm máu hệ Rh(D) cho người hiến máu;
- 2 ml máu tĩnh mạch được chống đông bằng EDTA.
- Nhóm máu Rh(D) dương: Có kháng nguyên D trên bề mặt hồng cầu;
- Nhóm máu Rh(D) âm: Không có kháng nguyên D trên bề mặt hồng cầu
Là xét nghiệm dùng để phát hiện các kháng thể có trong
huyết thanh của người nhận hoặc người cho mà các kháng thể này có khả năng gâyngưng
kết trực tiếp hồng cầu của người cho hoặc người nhận trong môi trường nước muối sinh lý,
nhiệt độ phòng xét nghiệm.
Làm xét nghiệm hòa hợp miễn dịch ở môi trường nước muối sinh lý, nhiệt độ phòng
giữa huyết tương/huyết thanh của bệnh nhân và hồng cầu của người cho và/hoặc giữa hồng
cầu của bệnh nhân và huyết tương của người cho khi thực hiện phát máu toàn phần, các
chế phẩm hồng cầu, các chế phẩm bạch cầu, các chế phẩm tiểu cầu, các chế phẩm huyết
tương và tủa lạnh.
- Lấy 2 ml máu tĩnh mạch được chống đông bằng EDTA;
- Lấy 4 - 5 ml máu tĩnh mạch không chống đông.
- Xét nghiệm hòa hợp miễn dịch ở môi trường nước muối sinh lý, nhiệt độ phòng dương tính: Máu người cho và người nhận không hòa hợp;
- Xét nghiệm hòa hợp miễn dịch ở môi trường nước muối sinh lý, nhiệt độ phòng âm tính: Máu người cho và người nhận hòa hợp một số hệ nhóm máu hồng cầu mà kháng thể có bản chất là IgM;
Chỉ định thêm xét nghiệm khi xét nghiệm hòa hợp miễn dịch ở môi trường
nước muối sinh lý, nhiệt độ phòng dương tính
- Xét nghiệm lựa chọn đơn vị máu phù hợp (sau khi kiểm tra lại nhóm máu hệABO, Rh(D) của người cho và người nhận).
Là xét nghiệm ở 37oC và sử dụng thuốc thử kháng
globulin người để phát hiện sự có mặt của kháng thể có bản chất là IgG có trong huyết
thanh của bệnh nhân mà đã được gắn lên bề mặt hồng cầu của người cho.
Làm xét nghiệm hòa hợp miễn dịch ở 37oC và có sử dụng kháng globulin người
giữa huyết tương/huyết thanh của bệnh nhân và hồng cầu của người cho khi thực hiện phát
máu toàn phần, các chế phẩm hồng cầu, các chế phẩm bạch cầu.
- Lấy 4 - 5 ml máu tĩnh mạch không chống đông.
- Xét nghiệm hòa hợp miễn dịch ở 37°C và có sử dụng kháng globulin người dương tính: Máu người cho và người nhận không hòa hợp;
- Xét nghiệm hòa hợp miễn dịch ở môi trường nước muối sinh lý, nhiệt độ phòng âm tính: Máu người cho và người nhận hòa hợp.
Chỉ định thêm xét nghiệm khi xét nghiệm hòa hợp miễn dịch ở 37oC và có sử
dụng kháng globulin người dương tính.
- Xét nghiệm lựa chọn đơn vị máu phù hợp(xem bên dưới).
Là xét nghiệm hòa hợp miễn dịch giữa huyết thanh của
bệnh nhân với 10 đơn vị máu phù hợp nhóm máu hệ ABO, Rh(D) với bệnh nhân ở các điều
kiện: môi trường nước muối sinh lý, nhiệt độ phòng, 37oC và có sử dụng kháng globulin
người để lựa chọn đơn vị máu hòa hợp nhất với bệnh nhân.
- Phản ứng hòa hợp dương tính.
- Không lựa chọn được đơn vị máu có kháng nguyên phù hợp với kết quả xác định kháng nguyên nhóm máu ngoài hệ ABO hoặc không lựa chọn được đơn vị máu có kháng nguyên phù hợp với kết quả định danh kháng thể bất thường của bệnh nhân.
- Lấy 4 - 5 ml máu tĩnh mạch không chống đông.
- Chọn được đơn vị máu hòa hợp: Khi kết quả xét nghiệm hòa hợp miễn dịch giữa huyết thanh bệnh nhân với hồng cầu của đơn vị máu âm tính ở tất cả các điều kiện: môi trường nước muối sinh lý, nhiệt độ phòng, 37oC và có sử dụng kháng globulin người;
- Không chọn được đơn vị máu hòa hợp: Khi kết quả xét nghiệm hòa hợp miễn dịch giữa huyết thanh bệnh nhân với hồng cầu của 10 đơn vị máu đều dương tính.
Chỉ định thêm xét nghiệm khi không chọn được đơn vị máu hòa hợp
- Sàng lọc kháng thể bất thường.
- Định danh kháng thể bất thường.
Xét nghiệm Coombs trực tiếp là một xét nghiệm sử dụng thuốc thử kháng globulin
người để phát hiện các kháng thể miễn dịch (đồng miễn dịch và tự miễn dịch) đã cảm nhiễm
trên bề mặt hồng cầu.
- Bệnh nhân có tình trạng thiếu máu nghi tan máu do nguyên nhân miễn dịch(đồng miễn dịch và tự miễn dịch).
- Các trường hợp nghi ngờ bệnh lý tự miễn: lupus ban đỏ hệ thống, thiếu máu tan máu tự miễn, hội chứng Evans ...
- Lấy 2ml máu tĩnh mạch được chống đông bằng EDTA.
- Xét nghiệm Coombs trực tiếp dương tính khi có kháng thể miễn dịch (đồng miễn dịch hoặc tự miễn dịch) cảm nhiễm trên bề mặt hồng cầu.
Chỉ định thêm xét nghiệm khi kết quả xét nghiệm Coombstrực tiếp dương tính
- Xác định bản chất kháng thể;
- Sàng lọc kháng thể bất thường;
- Định danh kháng thể bất thường.
Xét nghiệm Coombs gián tiếp là xét nghiệm sử dụng thuốc thử kháng globulin
người để phát hiện các các kháng thể miễn dịch (đồng miễn dịch và tự miễn dịch) có mặt
tự do trong huyết thanh của người bệnh.
- Bệnh nhân có tình trạng thiếu máu nghi tan máu do nguyên nhân miễn dịch(đồng miễn dịch và tự miễn dịch)
- Các trường hợp nghi ngờ bệnh lý tự miễn: lupus ban đỏ hệ thống, thiếu máu tan máu tự miễn, hội chứng Evans ...
- Lấy 4 - 5 ml máu tĩnh mạch không chống đông.
- Xét nghiệm Coombs gián tiếp dương tính khi có kháng thể miễn dịch (đồng miễn dịch hoặc tự miễn dịch) lưu hành trong huyết thanh của người bệnh.
Chỉ định thêm xét nghiệm khi có kết quả xét nghiệm Coombs gián tiếp dương
tính
- Sàng lọc kháng thể bất thường;
- Định danh kháng thể bất thường;
- Xác định hiệu giá kháng thể miễn dịch chống lại kháng nguyên hồng cầu.
Sàng lọc kháng thể bất thường là một xét nghiệm được
chỉ định để phát hiện các kháng thể bất thường có trong huyết thanh của người bệnh hoặc
sản phụ hoặc người hiến máu.
- Xét nghiệm cho đơn vị máu của người hiến;
- Xét nghiệm cho phụ nữ có thai; có tiền sử sinh con bị tan máu trẻ sơ sinh
- Bệnh nhân dự kiến cần truyền máu mà có tiền sử truyền máu hoặc phụ nữ có tiền sử chửa đẻ, sảy thai.
- Trong mỗi đợt điều trị có truyền máu nhiều lần, lặp lại xét nghiệm định kỳ 10 ngày/lần tính từ lần xét nghiệm gần nhất và có truyền máu sau lần xét nghiệm đó (loại sau 7 ngày gửi máu).
- Bệnh nhân truyền máu không hiệu quả, thể hiện bằng một trong các dấu hiệu sau:
- Huyết sắc tố tăng không tương ứng với thể tích máu đã truyền;
- Có tình trạng thiếu máu tiến triển nhanh;
- Tăng bilirubin máu mà không phát hiện được nguyên nhân rõ ràng nào khác.
- Lấy 2 ml máu tĩnh mạch được chống đông bằng EDTA;
- Lấy 4 - 5 ml máu tĩnh mạch không chống đông.
- Xét nghiệm sàng lọc kháng thể bất thường dương tính: Có kháng thể bất thường trong huyết thanh.
Chỉ định thêm xét nghiệm khi có kết quả xét nghiệm sàng lọc kháng thể bất
thường dương tính
- Định danh kháng thể bất thường;
- Xác định hiệu giá kháng thể miễn dịch chống lại kháng nguyên hồng cầu.
Định danh kháng thể bất thường là một xét nghiệm được chỉ định để xác định tên
các loại kháng thể bất thường có trong huyết thanh của người bệnh, đơn vị máu hiến và sản
phụ mà đã có kết quả xét nghiệm sàng lọc kháng thể bất thường dương tính. Mục đích của
xét nghiệm định danh kháng thể bất thường là để lựa chọn đơn vị máu phù hợp nhất để
truyền cho người bệnh.
- Khi xét nghiệm sàng lọc kháng thể bất thường cho kết quả dương tính.
- Bệnh nhân đã được truyền máu hòa hợp theo kết quả định danh kháng thể bất thường nhưng không hiệu quả.
- Lấy 2 ml máu tĩnh mạch được chống đông bằng EDTA;
- Lấy 4 - 5 ml máu tĩnh mạch không chống đông.
- Xác định được tên của các kháng thể bất thường.
Chỉ định thêm xét nghiệm khi đã xác định được tên kháng thể bất thường
- Xác định hiệu giá kháng thể miễn dịch chống lại kháng nguyên hồng cầu.
Sử dụng các kháng huyết thanh chuẩn để xác định kháng nguyên của các hệ nhóm
máu hồng cầu (Ví dụ như xác định kháng nguyên Fya
của hệ Duffy, xác định kháng nguyên
M của hệ MNS…).
- Các trường hợp bệnh nhân phải điều trị chính bằng phương pháp truyền máu và/ hoặc bệnh có nguy cơ xuất hiện kháng thể bất thường cao như: thalassemia, suy tủy xương, hội chứng rối loạn sinh tủy...
- Để xác định kháng thể bất thường đã định danh (xác định sự vắng mặt kháng nguyên tương ứng trên hồng cầu người bệnh)
- Loại kháng nguyên nhóm máu ngoài hệ ABO cần xét nghiệm bao gồm các kháng nguyên: Rh (D, C, c, E, e), MNS (Mia , M, N, S, s), Kidd (Jka , Jkb ), Duffy (Fya , Fyb ), Lewis (Lea , Leb ), P1PK (P1), Kell (K, k), Lutheran (Lua , Lub ).
- Lấy 2 ml máu tĩnh mạch được chống đông bằng EDTA
- Kết quả xét nghiệm dương tính: Có kháng nguyên nhóm máu cần xác định trên bề mặt hồng cầu.
- Kết quả xét nghiệm âm tính: Không có kháng nguyên nhóm máu cần xác định trên bề mặt hồng cầu.
Là xét nghiệm sử dụng thuốc thử kháng globulin
người đơn giá để xác định bản chất của kháng thể đã cảm nhiễm trên bề mặt hồng cầu.
- Bệnh nhân có kết quả xét nghiệm Coombs trực tiếp dương tính.
- Lấy 2 ml máu tĩnh mạch chống đông bằng EDTA.
- Hồng cầu bệnh nhân cho phản ứng ngưng kết với anti-IgG: Kháng thể có bản chất là IgG.
- Hồng cầu bệnh nhân cho phản ứng ngưng kết với anti-IgM: Kháng thể có bản chất là IgM.
- Hồng cầu bệnh nhân cho phản ứng ngưng kết với anti-IgA: Kháng thể có bản chất là IgA.
- Hồng cầu bệnh nhân cho phản ứng ngưng kết với anti-C3d: Kháng thể có bản chất là C3d.
- Hồng cầu bệnh nhân cho phản ứng ngưng kết với anti-C3c: Kháng thể có bản chất là C3c.
Tiểu cầu của người cho được gắn vào bề mặt của giếng polystyrene microplate.
Huyết thanh/huyết tương của bệnh nhân được thêm vào giếng và ủ với tiểu cầu của người
cho, nếu trong huyết thanh của bệnh nhân có kháng thể kháng tiểu cầu thì các kháng thể
này sẽ gắn với tiểu cầu của người cho. Các globulin miễn dịch không gắn lên tiểu cầu có
trong giếng sẽ được rửa sạch, sau đó thêm vào giếng dung dịch hồng cầu chỉ thị đã cảm
nhiễm với anti-IgG. Ly tâm để các hồng cầu chỉ thị tiếp xúc được với các kháng thể kháng
tiểu cầu có trong huyết thanh bệnh nhân đã được gắn với các tiểu cầu của người cho. Trong
trường hợp xét nghiệm dương tính, sự di chuyển của các hồng cầu chỉ thị xuống đáy giếng
bị cản trở bởi cầu nối anti-IgG được hình thành giữa các hồng cầu chỉ thị và kháng thể
kháng tiểu cầu đã gắn lên tiểu cầu từ trước. Với nguyên lý bắc cầu như vậy, các hồng cầu
chỉ thị sẽ bao phủ lên toàn bộ bề mặt giếng. Ngược lại trong trường hợp xét nghiệm âm
tính, các hồng cầu chỉ thị sẽ không bị cản trở trong quá trình di chuyển, theo lực ly tâm sẽ
lắng chặt xuống đáy giếng.
Bệnh nhân có tình trạng truyền khối tiểu cầu không hiệu quả hoặc có phản ứng với
lần truyền trước đó:
- Số lượng tiểu cầu trong máu ngoại visau truyền tăng không quá 50% so với dự tính;
- Có phản ứng lâm sàng kiểu miễn dịch quá mẫn (mẩn ngứa, gai rét, tụt huyết áp...) hoặc vẫn tiếp tục xuất huyết.
- Lấy 2 ml máu tĩnh mạch chống đông bằng EDTA hoặc 4-5 ml máu tĩnh mạch không chống đông.
- Phản ứng ngưng kết: Các hồng cầu chỉ thị sẽ bao phủ lên toàn bộ bề mặt giếng, kết luận phản ứng hòa hợp tiểu cầu dương tính, đơn vị tiểu cầu không hòa hợp với bệnh nhân;
- Phản ứng không ngưng kết: Các hồng cầu chỉ thị lắng chặt xuống đáy giếng, kết luận phản ứng hòa hợp tiểu cầu âm tính, đơn vị tiểu cầu hòa hợp với bệnh nhân.
Chỉ định thêm xét nghiệm khi xét nghiệm hòa hợp tiểu cầu dương tính
- Sàng lọc kháng thể kháng tiểu cầu.
- Định danh kháng thể kháng tiểu cầu
Kháng nguyên nhóm máu là các glyco – protein trên màng hồng cầu; có thể xác
định gián tiếp bằng cách phân tích sự có mặt gen mã hóa hay mARN các protein này bằng
phương pháp sinh học phân tử. Dựa trên kỹ thuật PCR-SSP (PCR với những đoạn mồi có
trình tự đặc hiệu):
- Phản ứng chuỗi polymerase (PCR) cho phép khuếch đại trình tự ADN đã được xác định.
- Sau khi khuếch đại thành công, chuỗi ADN đích được nhân lên với lượng vừa đủ.
- PCR-SSP sử dụng các đoạn mồi có trình tự đặc hiệu với alen. Để có thể phân tích kết quả phản ứng PCR-SSP, nhiều phản ứng khuếch đại đã được thực hiện đồng thời.
- Những mẫu PCR gắn với đoạn mồi đặc hiệu sẽ được khuếch đại sau phản ứng PCR, trong khi những mẫu không gắn với đoạn mồi đặc hiệu thì sẽ không được khuếch đại sau phản ứng PCR.
- Việc phát hiện của các sản phẩm PCR được thực hiện bằng cách đo các tín hiệu huỳnh quang bằng máy đọc huỳnh quang.
Xác định kháng nguyên nhóm máu bằng phương pháp sinh học phân tử trong trường hợp:
- Bệnh nhân có nhóm máu hệ ABO khó xác định bằng phương pháp huyết thanh học: Bệnh nhân có xét nghiệm Coombs trực tiếp dương tính, bệnh nhân mới truyền máu, truyền máu nhiều lần, bệnh nhân có nhóm A yếu, B yếu …
- Bệnh nhân có nhóm máu D yếu, D từng phần, D âm;
- Theo dõi sự chuyển đổi nhóm máu ở bệnh nhân ghép tế bào gốc đồng loài có bất đồng kháng nguyên nhóm máu với người cho;
- Lấy 2 ml máu tĩnh mạch chống đông bằng EDTA.
- Phản ứng dương tính: Có sản phẩm PCR, phát tín hiệu huỳnh quang và đượcphát hiện bằng máy đọc huỳnh quang: Có kháng nguyên cần xác định trên bề mặt hồng cầu.
- Phản ứng âm tính: Không có sản phẩm PCR, không phát tín hiệu huỳnh quang: Không có kháng nguyên cần xác định trên bề mặt hồng cầu.
- Hiệu kháng thể là một phương pháp bán định lượng để xác định nồng độ kháng thể. Huyết thanh bệnh nhân được pha loãng theo tỷ lệ 1:2, 1:4, 1:8 … sau đó cho phản ứng với hồng cầu mang kháng nguyên tương ứng với kháng thể cần hiệu giá. Nghịch đảo của độ pha loãng cao nhất của huyết thanh tạo ra phản ứng 1+ với hồng cầu được gọi là hiệu giá.
- Hiệu giá kháng thể tự nhiên chống A/ chống B là sử dụng hồng cầu mang kháng nguyên A/ kháng nguyên B cho phản ứng với huyết thanh đã pha loãng ở điều kiện nhiệt độ phòng xét nghiệm để xác định nồng độ kháng thể chống A/chống B tự nhiên trong huyết thanh của bệnh nhân.
- Bệnh nhân ghép có bất đồng nhóm máu hệ ABO với người cho cần theo dõi sự chuyển đổi nhóm máu.
- Bệnh nhân sinh con vàng da tan máu nghi do bất đồng nhóm máu mẹ con hệ ABO.
- Lấy 4-5 ml máu tĩnh mạch không chống đông.
- Âm tính: Huyết thanh bệnh nhân không cho phản ứng ngưng kết với hồng cầu ở tất cả các độ pha loãng.
- Dương tính: Huyết thanh bệnh nhân cho phản ứng ngưng kết với hồng cầu. Hiệu giá kháng thể là nghịch đảo của độ pha loãng cao nhất của huyết thanh tạo ra phản ứng1+ với hồng cầu. Ví dụ: huyết thanh pha loãng 1:16 cho phản ứng ngưng kết 1+ với hồngcầu thì hiệu giá kháng thể là 16.
- Hiệu kháng thể là một phương pháp bán định lượng để xác định nồng độ kháng thể. Huyết thanh bệnh nhân được pha loãng theo tỷ lệ 1:2, 1:4, 1:8… sau đó cho phản ứng với hồng cầu mang kháng nguyên tương ứng với kháng thể cần hiệu giá. Nghịch đảo của độ pha loãng cao nhất của huyết thanh tạo ra phản ứng 1+ với hồng cầu được gọi là hiệu giá.
- Hiệu giá kháng thể miễn dịch là sử dụng hồng cầu mang kháng nguyên tương ứng với kháng thể cần hiệu giá (ví dụ: cần hiệu giá kháng thể miễn dịch chống D thì sử dụng hồng cầu Rh(D) dương) cho phản ứng với huyết thanh đã pha loãng ở điều kiện kháng globulin người để xác định nồng độ kháng thể miễn dịch trong huyết thanh của bệnh nhân.
- Bệnh nhân ghép có bất đồng nhóm máu hệ ABO hoặc bất đồng kháng nguyên nhóm máu ngoài hệ ABO với người cho cần theo dõi sự chuyển đổi nhóm máu.
- Bệnh nhân (trẻ sơ sinh) và mẹ bệnh nhân vàng da tan máu nghi do bất đồngnhóm máu mẹ con.
- Lấy 4-5 ml máu tĩnh mạch không chống đông.
- Âm tính: Huyết thanh bệnh nhân không cho phản ứng ngưng kết với hồng cầu ở tất cả các độ pha loãng.
- Dương tính: Huyết thanh bệnh nhân cho phản ứng ngưng kết với hồng cầu. Hiệu giá kháng thể là nghịch đảo của độ pha loãng cao nhất của huyết thanh tạo ra phản ứng1+ với hồng cầu. Ví dụ: huyết thanh pha loãng 1:16 cho phản ứng ngưng kết 1+ với hồngcầu thì hiệu giá kháng thể là 16.