Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch
Hội Tim Mạch Học Việt Nam Chia sẻ
- GIỚI THIỆU
- TỔNG QUAN
- Dịch tễ học
- Sinh lý bệnh
- Yếu tố nguy cơ
- Yếu tố nguy cơ (thúc đẩy) mắc phải
- Yếu tố nguy cơ di truyền (bệnh lý tăng đông)
- Yếu tố nguy cơ cơ học (chèn ép giải phẫu)
- CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
- Chẩn đoán và điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu
- Chẩn đoán và điều trị thuyên tắc động mạch phổi cấp
- Điều trị thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ở một số nhóm bệnh nhân đặc biệt
- Bệnh nhân ung thư
- Bệnh nhân có thai
- Bệnh nhân COVID-19
- Điều trị các vấn đề liên quan đến điều trị thuốc chống đông
- DỰ PHÒNG
- TÀI LIỆU THAM KHẢO
GIỚI THIỆU
Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới và thuyên tắc động mạch phổi là những biểu hiện cấp tính có chung một quá trình bệnh lý, gọi là thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch.
- Huyết khối tĩnh mạch sâu là sự hình thành cục máu đông trong các tĩnh mạch sâu của hệ tuần hoàn, thường gặp nhất là tĩnh mạch chi dưới, gây tắc nghẽn hoàn toàn hoặc một phần dòng máu trong lòng tĩnh mạch. HKTMSCD đoạn gần là thuật ngữ để chỉ vị trí của HK nằm từ tĩnh mạch khoeo trở lên, có thể lan đến các tĩnh mạch sâu tầng đùi, chậu, hay tĩnh mạch chủ dưới.
- Thuyên tắc động mạch phổi (gọi tắt là thuyên tắc phổi) là sự tắc nghẽn cấp tính động mạch phổi và/hoặc các nhánh của nó, do cục máu đông (hiếm hơn là khí, mỡ, tắc mạch ối) di chuyển từ hệ thống tĩnh mạch sâu, hoặc hình thành tại chỗ trong ĐMP. Nhồi máu phổi (chiếm khoảng 30% các trường hợp TTP) xảy ra khi huyết khối nhỏ làm tắc các nhánh động mạch phổi phía xa, dẫn đến tình trạng thiếu máu cục bộ, chảy máu và hoại tử nhu mô phổi.
TTHKTM là vấn đề y khoa thường gặp, có sự gia tăng tần suất trong 2 thập kỉ gần đây, do sự phát triển của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh, sự gia tăng tần suất bệnh nội khoa, ngoại khoa và sự xuất hiện của đại dịch toàn cầu COVID-19 (với biến chứng TTHKTM đặc biệt cao trong giai đoạn mắc COVID-19 cấp tính). Tại Hoa Kỳ, ước tính số người được chẩn đoán TTHKTM năm 2016 vào khoảng 1,2 triệu người. Trong đó 60% được chẩn đoán là HKTMSCD đơn thuần, và 40% được chẩn đoán thuyên tắc phổi (kèm hoặc không kèm HKTMS). Tỷ suất mới mắc TTP và HKTMCD toàn cầu dao động từ 39-115 và 53-162 mỗi 100000 bệnh nhân/năm. Tỷ lệ tử vong sau 1 năm thuyên tắc phổi là 19,6%. Khoảng 30-50% bệnh nhân tái phát TTHKTM trong 10 năm.
Trong các phân tích gộp trên bệnh nhân COVID-19, tỷ lệ TTHKTM dao động từ 13%-31,3%. Tỷ lệ này cao hơn ở bệnh nhân ICU, và
trong những làn sóng đầu tiên. So với bệnh nhân COVID-19 và không có TTHKTM, nhóm TTHKTM có tỷ lệ tử vong cao hơn gấp đôi (OR=2,1). Nguy cơ TTHKTM vẫn còn tồn tại ở giai đoạn COVID-19 kéo dài. Tỷ số tốc độ mắc bệnh (Incidence Rate Ratio) trong 30 ngày đầu sau mắc COVID-19 là 33,05 với TTP và 4,98 với TTHKTM. Sau 1 năm, nguy cơ mắc TTP và HKTMSCD ở người từng mắc COVID-19 tăng lên gấp đôi (HR= 2,93 và 2,09).
Tại Việt Nam, tỷ lệ TTHKTM ở bệnh nhân bệnh nội khoa nằm viện là 22% theo nghiên cứu INCIMEDI. Tỷ lệ HKTMSCD ở bệnh nhân sau phẫu thuật chỉnh hình lớn là 7,2%.
Cơ chế hình thành HKTM là do sự phối hợp của 3 yếu tố (gọi là tam giác Virchow):
- Ứ trệ tuần hoàn tĩnh mạch
- Rối loạn quá trình đông máu gây tăng đông
- Tổn thương thành mạch
Các yếu tố nguy cơ chính của HKTM bao gồm:
- Chấn thương nặng, phẫu thuật lớn, bất động
- Ung thư
- Thai kỳ, điều trị hormone thay thế
- Đường truyền tĩnh mạch trung tâm
- Giảm tiểu cầu do Heparin
- Hội chứng kháng phospholipid
- Suy tim, suy hô hấp, hội chứng thận hư, bệnh viêm ruột
- Tiền sử TTHKTM trước đó
- ...
- Thiếu protein C
- Thiếu protein S
- Thiếu antithrombin III
- Đột biến yếu tố V Leiden
- Đột biến gen Prothrombin G20210A
- Hội chứng May-Thurner
- Hội chứng khe ngực
- Chèn ép cơ học do u hoặc khối máu tụ
Chi tiết tại: Chẩn đoán và điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu
Chi tiết tại: Thuyên tắc phổi
Chi tiết tại: Thuyên tắc huyết tắc tĩnh mạch ở bệnh nhân ung thư
Bệnh nhân COVID – 19 điều trị nội trú bị TTHKTM cấp được chỉ định điều trị bằng thuốc chống đông đường tiêm (Heparin TLPT thấp hoặc Heparin không phân đoạn) hơn là thuốc chống đông đường uống:
- Với Heparin TLPT thấp: liều điều trị khởi đầu là Enoxaparin 1mg/ kg/12 giờ, theo dõi hiệu quả chống đông bằng antiXa với mục tiêu cần đạt là 0,5-1UI/ml.
- Với Heparin không phân đoạn: điều trị theo phác đồ như TTHKTM ở BN không mắc COVID-19. Tuy nhiên không nên theo dõi hiệu quả chống đông bằng aPTT (vì BN COVID-19 có yếu tố VIII tăng, hơn 70% BN có kháng đông nội sinh lưu hành trong máu, làm sai lệch kết quả aPTT) mà theo dõi bằng xét nghiệm antiXa với mục tiêu cần đạt là 0,3-0,7 UI/ml.
Xem chi tiết tại: COVID-19: chống đông
Được thảo luận tại: Dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch.