ICU & ED
For Doctors and Nurses
Dự phòng huyết khối tĩnh mạch ở bệnh nhân ngoại khoa (ngoại chung)
Đăng nhập
TÌM KIẾM

Dự phòng huyết khối tĩnh mạch ở bệnh nhân ngoại khoa (ngoại chung)

Prophylaxis of venous thromboembolism (VTE) in surgical patients
 cập nhật: 23/4/2023
Chia sẻ
×

Chia sẻ

Dùng Camera điện thoại(người nhận) quét mã QR Code




GIỚI THIỆU
Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dướithuyên tắc động mạch phổi là những biểu hiện cấp tính có chung một quá trình bệnh lý, gọi là thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch. Việc đánh giá nguy cơ và áp dụng biện pháp dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch là cần thiết ở tất cả các bệnh nhân có nguy cơ.
Tất cả các bệnh nhân ngoại khoa chung (không phải phẫu thuật CTCH) đều nên đánh giá nguy cơ thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch(TTHKTM) bằng thang điểm CAPRINI, và xem xét chống chỉ định với thuốc chống đông, cũng như nguy cơ chảy máu, trước khi chỉ định các biện pháp dự phòng TTHKTM phù hợp.

Bước Chiến lược
1 Đánh giá nguy cơ TTHKTM của tất cả các bệnh nhân nhập viện dựa vào các yếu tố nguy cơ nền, và tình trạng bệnh của bệnh nhân
2 Đánh giá nguy cơ chảy máu của bệnh nhân, chống chỉ định với thuốc chống đông
3 Tổng hợp các nguy cơ, cân nhắc lợi ích của việc dự phòng và nguy cơ chảy máu khi phải dùng thuốc chống đông, đặc biệt chú ý tới chức năng thận, bệnh nhân cao tuổi
4 Lựa chọn biện pháp dự phòng, và thời gian dự phòng phù hợp

Các bước dự phòng TTHKTM ở bệnh nhân ngoại khoa chung
Tất cả bệnh nhân ngoại khoa chung (gồm phẫu thuật tổng quát, phụ khoa, tiết niệu, tiêu hóa, thẩm mỹ hoặc tái tạo, phẫu thuật vùng tai, mũi, họng, vùng miệng hay vùng hàm – mặt, PT tim, lồng ngực, PT mạch máu, PT cột sống cấp thiết).
- Đánh giá nguy cơ TTHKTM, nguy cơ chảy máu, chống chỉ định với thuốc chống đông.
Nguy cơ TTHKTM Thấp
CAPRINI 1-2
Trung bình
CAPRINI 3-4
Cao
CAPRINI ≥ 5
Biện pháp dự phòng - Sử dụng IPC
HOẶC
- Tất chun áp lực y khoa ngay từ đầu
Nguy cơ chảy máu Nguy cơ chảy máu
Cao Thấp Cao Thấp
- Sử dụng IPC ngay từ đầu - Sau phẫu thuật, dùng Enoxaparin 40mg TDD hàng ngày
HOẶC
- IPC
- Sử dụng IPC ngay từ đầu.
- Sau phẫu thuật, đánh giá lại (và ghi nhận) nguy cơ
- Ngay khi nguy cơ chảy máu giảm: bổ sung ngay phòng dược lý
- Sử dụng IPC
HOẶC
- Tất chun áp lực y khoa ngay từ đầu

- Sau phẫu thuật, dự phòng bằng Enoxaparin 40 mg TDD hàng ngày
Thời gian Không áp dụng Dự phòng cơ học: Tiếp tục trong 30 ngày hoặc cho đến khi bệnh nhân vận động hoặc xuất viện, tùy theo điều kiện nào sớm hơn
Dự phòng dược lý: Sử dụng tối thiểu 7 ngày
- Trong dự phòng dược lý, liều dự phòng cuối cùng nên được dùng không dưới 24 giờ trước khi phẫu thuật cho những bệnh nhân có nguy cơ TTHKTM cao hơn nguy cơ chảy máu.
- Không tiến hành dự phòng dược lý cho bệnh nhân bị dị tật vỡ mạch máu não hoặc bệnh nhân bị xuất huyết nội sọ cho đến khi tổn thương được bảo đảm an toàn hoặc tình trạng đã ổn định.
Xem: Thang điểm CAPRINI
Điểm Nguy cơ thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch
1-2 Thấp
3-4 Trung bình
≥ 5 Cao
Xem: Thang điểm IMPROVE
Điểm Nguy cơ chảy máu
< 7 Thấp
≥ 7 Cao
1. Yếu tố nguy cơ chung
  • Đang chảy máu
  • Chảy máu nặng trước đây
  • RL chảy máu đã biết chưa điều trị
  • Suy gan hoặc suy thận nặng
  • Giảm tiểu cầu
  • Đột quỵ cấp
  • THA chưa kiểm soát
  • Chọc dò tủy sống, tê tủy hoặc tê ngoài màng cứng trong vòng 4g trước hoặc trong 12g kế
  • Có sử dụng đồng thời kháng đông, kháng tiểu cầu hoặc TSH
2. Yếu tố nguy cơ liên quan PT chuyên biệt
  • PT ổ bụng (Giới nam, Hb < 13g/dl trước mổ, bệnh ác tính và PT phức tạp (≥ 2 PT, bóc tách khó khăn))
  • Mổ tá-tụy (NT huyết, dò tụy, chảy máu sentinel)
  • Cắt gan (số lượng đoạn phân thùy gan cắt, cắt bỏ cơ quan khác ngoài gan đồng thời, ung thư gan nguyên phát, Hb và tiểu cầu trước mổ thấp)
  • PT tim (có sử dụng aspirin, dùng clopidogrel trong vòng 3 ngày trước PT, BMI > 25 kg/m2, không phải PT chương trình, CABG làm ≥5 cầu, tuổi lớn, suy thận, PT khác thêm cùng CABG, thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể kéo dài)
  • PT lồng ngực (mở ngực hoặc cắt rộng)
3. PT mà biến chứng chảy máu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
  • PT mở sọ
  • PT cột sống
  • CT cột sống
  • PT tái tạo liên quan chuyển vạt tự do (free flap)
Ghi chú: Bệnh nhân có bất kỳ yếu tố nào trong 3 nhóm trên đều thuộc nguy cơ chảy máu cao.
Trước khi chỉ định dự phòng bằng thuốc chống đông, BN cần được xét nghiệm công thức máu (chú ý tiểu cầu), chức năng thận, một số xét nghiệm đông máu cơ bản như INR, aPTT…
Chống chỉ định tuyệt đối (1)
Không dùng chống đông khi có 1 trong các yếu tố dưới đây. Nên lựa chọn phương pháp dự phòng cơ học
  • Suy gan nặng
  • Xuất huyết não
  • Tình trạng xuất huyết đang tiến triển (VD: xuất huyết do loét dạ dày tá tràng)
  • Tiền sử xuất huyết giảm tiểu cầu, nhất là HIT
  • Giảm tiểu cầu, với số lượng tiểu cầu < 50.000/µl
  • Dị ứng thuốc chống đông
  • Rối loạn đông máu bẩm sinh hay mắc phải (VD hemophilia)
Chống chỉ định tương đối (thận trọng)
Trì hoãn sử dụng chống đông cho đến khi nguy cơ xuất huyết đã giảm
  • Chọc dò tuỷ sống
  • Suy thận nặng (MLCT ≤ 30 ml/phút)
  • Đang dùng các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu (Aspirin, Clopidogrel…)
  • Số lượng tiều cầu <100.000/µl
  • Tăng huyết áp nặng chưa được kiểm soát (HAtâm thu > 180 mmHg, và/hoặc HAtâm trương > 110 mmHg)
  • Mới phẫu thuật sọ não, phẫu thuật tuỷ sống hay có xuất huyết nội nhãn cầu
  • Phụ nữ ở giai đoạn chuẩn bị chuyển dạ, với nguy cơ chảy máu cao (rau tiền đạo…)
(1) Tất cả các BN nhập viện, đang duy trì điều trị bằng thuốc chống đông, sẽ không được chỉ định dự phòng bằng thuốc chống đông
Biện pháp
Biện pháp chung
  • BN được khuyến khích ra khỏi giường bệnh vận động sớm và thường xuyên
Biện pháp cơ học
  • Máy bơm hơi áp lực ngắt quãng (IPC)
  • Tất/Băng chun áp lực y khoa (áp lực 16 – 20 mmHg)
  • Chỉ định cho BN cần dự phòng thuyên tắc HKTM nhưng nguy cơ chảy máu cao, hoặc chống chỉ định dùng chống đông
  • Cần phối hợp hoặc chuyển sang các biện pháp dược lý ngay khi nguy cơ chảy máu giảm
Heparin TLPT thấp (LMWH)
  • Enoxaparin 40 mg x 1 lần/ngày TDD ở BN có MLCT ≥ 30 mL/phút
  • Enoxaparin 30 mg x 1 lần/ngày TDD với BN suy thận (MLCT 15–29 mL/phút)
  • Ở bệnh nhân phẫu thuật, liều đầu tiên của Enoxaparin được tiêm 12 giờ trước phẫu thuật, tiếp theo là 1 lần/ngày sau phẫu thuật.
Fondaparinux (thuốc không sẵn có ở Việt Nam)
  • 2,5 mg x 1 lần/ngày TDD
  • 1,5 mg x 1 lần/ngày TDD với BN suy thận (MLCT 30 – 50 ml/phút)
  • Thay thế Heparin TLPT thấp hoặc Heparin không phân đoạn ở BN bị giảm tiểu cầu do Heparin(HIT).
Heparin không phân đoạn (UHF)
  • 5000 UI x 2-3 lần/ngày TDD.
  • Dùng được ở BN suy thận nặng (MLCT < 30 ml/phút).
  • Ở bệnh nhân phẫu thuật, liều đầu tiên của Heparin được tiêm 2 giờ trước phẫu thuật, tiếp theo là 2-3 lần/ngày sau phẫu thuật.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ở bệnh nhân ngoại khoa. Bs. Thượng Thanh Phương, BsCKII Nguyễn Thanh Hiền. timmachhoc.vn
  2. Khuyến cáo của Hội Tim Mạch Học Việt Nam về chẩn đoán, điều trị và dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch 2022
TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ở bệnh nhân ngoại khoa. Bs. Thượng Thanh Phương, BsCKII Nguyễn Thanh Hiền. timmachhoc.vn
  2. Khuyến cáo của Hội Tim Mạch Học Việt Nam về chẩn đoán, điều trị và dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch 2022
 367 lượt sử dụng

DANH MỤC


ICU & ED chuyển đổi số !

Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
×

Kích vào đây để tải về

Chia sẻ

Dùng Camera điện thoại quét mã QR Code